Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được thực hiện với mục đích đề xuất và vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp cho HS tiểu học dân tộc Hmông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học với tư cách là NN2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THU PHƯƠNG DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC HMÔNGChuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn văn và tiếng ViệtMã số: 9140111TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI AMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang NinhPhản biện 1: GS.TS Đỗ Việt HùngPhản biện 2: PGS.TS Lê Thị PhượngPhản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, họp tại: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Vào hồi ...... giờ, ngày ….tháng …… năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nộihoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnhvực hoạt động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách vănhoá, kinh tế giữa các vùng miền và dân tộc. Trong đó, nâng cao chấtlượng dạy học tiếng Việt cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số (DTTS)cấp tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáodục ở vùng DTTS. 1.2. Trong văn hoá giao tiếp tiếng Việt, việc sử dụng từ xưng hôgóp phần quan trọng quyết định thành công của cuộc giao tiếp. Từxưng hô tiếng Việt là lớp từ khúc xạ đặc điểm văn hoá giao tiếp củangười Việt một cách tinh tế, truyền tải tình cảm, thái độ, mức độkhinh - trọng, thân - sơ, quan hệ vai và thứ bậc giữa các nhân vậttham gia giao tiếp. Với HS tiểu học người DTTS học tiếng Việt nhưngôn ngữ 2 (NN2), từ xưng hô có thể coi là một trong những tháchthức, rào cản trong trong việc sử dụng ngôn ngữ. 1.3. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiệnhành cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Banhành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nội dung dạy học của cả haichương trình đều rất quan tâm đến việc dạy từ xưng hô, cách xưng hôđể phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực giaotiếp cho HS tiểu học. 1.4. Thực trạng tổ chức dạy học tiếng Việt nói chung và từ xưnghô tiếng Việt nói riêng cho HS tiểu học dân tộc Hmông còn hạn chế.Thực tế cho thấy HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng tiếng Việt, đặcbiệt là từ xưng hô tiếng Việt còn mắc nhiều lỗi. Xuất phát từ những lído trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Dạy học từ xưng hôtiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông”. 22. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án làviệc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sátHS dân tộc Hmông ở một số trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnhĐiện Biên. Chúng tôi nghiên cứu trường hợp để khảo sát sâu và thựcnghiệm (TN) dạy học ở ba trường tiểu học dân tộc bán trú ở huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên: trường tiểu học Trần Văn Thọ, Nậm Pố vàNậm Kè số 2.3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án được thực hiện với mục đích đềxuất và vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng sửdụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp cho HS tiểu học dân tộcHmông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ởtrường tiểu học với tư cách là NN2.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hóa lí luận về dạy học NN2 và thụ đắc NN2, từxưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông; (2) Khảo sát thực trạngdạy học từ xưng hô (3) Đề xuất một số yêu cầu trong dạy học từ xưnghô tiếng Việt; sử dụng một số phương pháp (PP) dạy học phù hợp vớiđối tượng HS và nội dung dạy học; xây dựng và sử dụng hệ thống bàitập (BT) nhằm nâng cao việc việc dùng từ xưng hô tiếng Việt cho HStiểu học dân tộc Hmông; (4) Tiến hành thực nghiệm sư phạm.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các PP nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình triểnkhai luận án là: PP điều tra, khảo sát thực tiễn; PP phỏng vấn sâu; PPphân tích, tổng hợp tài liệu; PP thực nghiệm sư phạm; PP thống kê,xử lí số liệu. 35. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng từ xưng hôtiếng Việt còn nhiều bất cập do sự chuyển di tiêu cực (giao thoangôn ngữ) từ tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, nếu GV sử dụng những PP dạyhọc tích cực, có được một hệ thống BT rèn luyện khoa học thì HStiểu học dân tộc Hmông học tiếng Việt sẽ sử dụng từ xưng hô tiếngViệt trong giao tiếp hiệu quả hơn; từ đó nâng cao năng lực giao tiếptiếng Việt, giúp các em tham ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: