Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an" nhằm nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh giá hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công anBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN XUÂN HẢI NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – NĂM 2021 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học TDTT Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt Hướng dẫn 2: PGS.TS. Đinh Khánh Thu Phản biện 1: GS.TS Lưu Quang Hiệp Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 2: TS Lý Đức Trường Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Viện Khoa học TDTTLuận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoahọc Thể dục thể thao Vào hồi….. giờ…… ngày….. tháng….. năm....... Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện khoa học TDTT 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Qua thực tiễn cho thấy: Công tác huấn luyện đào tạo VĐV Pencak Silat trẻBộ Công an đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên đấu trường trong nước, khuvực và thế giới. Công tác đào tạo VĐV đã bước đầu được triển khai một cách khoahọc, các phương tiện huấn luyện đa dạng, hiện đại, các khâu tuyển chọn, kiểm trađánh giá được tiến hành thường xuyên, chính xác, khoa học… Tuy nhiên, bên cạnhnhững mặt mạnh mà VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đạt được như kỹ, chiếnthuật… còn một nhược điểm cần phải khắc phục là trình độ thể lực còn hạn chế đặcbiệt là sức mạnh tốc độ, thể hiện ở VĐV sử dụng nhiều đòn tấn công không đủnhanh để đánh trúng đối phương hay không đủ lực để ghi điểm, không đủ lực để đỡđòn tấn công của đối phương…. Do vậy, việc xác định các phương tiện, phươngpháp huấn luyện có cơ sở khoa học giúp phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐVPencak Silat trẻ là vấn đề cần thiết và cấp thiết, góp phần tích cực nâng cao thànhtích thi đấu của VĐV. Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc độ thu hút nghiên cứu củanhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng chưa nhiều. Trước hết phảikể đến các công trình khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận trong côngtác huấn luyện - đào tạo VĐV võ thuật nói chung và huấn luyện tố chất thể lực choVĐV Pencak Silat nói riêng, như công trình nghiên cứu của các tác giả: Trần TuấnHiếu (2003), Nguyễn Đương Bắc (2006), Ngô Ích Quân (2007), Lý Đức Trường(2014, Mai Thị Bích Ngọc (2017), hay các công trình nghiên cứu môn Pencak Silatnhư: Nguyễn Anh Tú (2000), Trần Kim Tuyến (2009), Nguyễn Ngọc Anh (2016),Bùi Xuân Hoàng (2017),... Các công trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ dừnglại ở hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh viên, hoặc ởviệc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu, mà chưa đi sâunghiên cứu hệ thống bài tập huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ, đặc biệt là chưa cónghiên cứu cho VĐV Pencak Silat. Xuất phát từ những lý do trên, để đạt mục đích nâng cao hiệu quả công táchuấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức mạnhtốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an nói riêng bằng chứng minh khoahọc, trong chương trình đào tạo Tiến sĩ giáo dục học tại Viện khoa học TDTT, tôilựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sứcmạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá thựctrạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọncác bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ cho đối 2tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh giá hiệuquả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển SMTĐ cho nam VĐVPencak Silat Bộ Công an, từ đó nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thànhtích của nam đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu 1: Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Côngan. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho namVĐV Pencak Silat Bộ Công an. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnhtốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức lý luận vềquan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: