Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 613.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm" nghiên cứu lý luận và thực trạng về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trường Đại học Sư phạm, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất cho các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng 2: TS. Mai Quốc Khánh Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Học viện Quản lý Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Phó Đức Hòa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Như An Trường Đại học Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội. - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Vũ Việt Hùng (2018), “Lý luận về phát triển năng lực dạy hoc phân hóa cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất các trường ĐHSP Hà Nội”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 175 kỳ 2 – 8/2018, tr. 19-21. 2. Vu Viet Hung – 38th-term Postgraduate, Hanoi National University of Education (2020), “DEVELOPING DIFFERENTIATED TEACHING COMPETENCE FOR PHYSICAL EDUCATION STUDENTS TO MEET EDUCATIONAL INNOVATION REQUIREMENTS”, Hội thảo Khoa học Quốc tế Tâm lý học – Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc, Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 10/2020, Bộ GD&ĐT, tr. 196 - 203. 3. Mai Quoc Khanh, Phan Trung Kien, Nguyen Thi Thanh Hong, Trinh Thuy Giang, Tran Viet Cuong, Nguyen Dang Trung, Tran Trung Tinh, Vu Viet Hung, Duong Van Khoa, Cao Danh Chinh, Tran Dinh Chien, Le Thu Thuy (2021), Pedagogical professional education for studetnts of Hanoi National University of Education to meet the requirements of innovation and improve the quality of teacher training, Turkish Online Journal of Qualitative Inquiry. Volume 12, Issue 9, pp.2648-2668. 4. Vũ Việt Hùng (2023), Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành giáo dục thể chất các trường đại học sư phạm,Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 285 kỳ 2 – 3/2023, tr. 45-47. 5. Vũ Việt Hùng (2023), Năng lực dạy học phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục thể chất các trường đại học sư phạm,Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 286 kỳ 1 – 4/2023, tr. 133-136. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) là các trung tâm lớn về đào tạo - bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục. Dạy học phân hóa trong giáo dục là một định hướng đã được thực hiện từ lâu ở mọi nền giáo dục, mọi thời kỳ với những yêu cầu, mức độ, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả của dạy học phân hóa so với yêu cầu mới còn nhiều hạn chế, bất cập. Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Giáo dục Thể chất là một ngành học đặc thù, vì vậy việc giảng dạy Giáo dục Thể chất trong các nhà trường có những yêu cầu riêng biệt. Trong chương trình phổ thông mới, Giáo dục Thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Môn Giáo dục Thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Trong các trường ĐHSP, việc đào tạo giáo viên ngành Giáo dục Thể chất nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực cho sinh viên đáp ứng những yêu cầu chương trình môn học Giáo dục Thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân và hoạt động thể thao trường học. Môn học thuộc ngành Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao trường học rất gần gũi với các hoạt động đời thường, hàng ngày của người học như hoạt động đi, chạy, bơi lội hay vui chơi thể thao,... trong điều kiện không gian, thời gian, người tham gia khác nhau đòi hỏi người giáo viên ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cần phải có những năng lực nhất định để tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với các đối tượng tham gia. Trong thực tế đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Thể chất, giảng viên ở các trường Đại học Sư phạm cũng đã chú trọng phát triển cho sinh viên năng lực dạy học phân hoá, tuy nhiên kết quả chưa thực sự đạt được như kỳ vọng do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan như chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên còn thiếu những cập nhật về quá trình hình thành và phát triển năng lực này cho sinh viên, chưa có quy trình cụ thể để thiết kế và tổ chức các giờ học phát triển năng lực dạy học phân hoá cho người học, hay bối cảnh dịch bệnh những năm qua chưa cho phép tổ chức dạy học phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: