Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của lực lượng lao động lành nghề trong các doanh nghiệp khai thác than Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 806.27 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của lực lượng lao động lành nghề trong các doanh nghiệp khai thác than Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về CSTT; Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết cơ bản về tri thức, QTTT, CSTT của người lao động trong các tổ chức, DN.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của lực lượng lao động lành nghề trong các doanh nghiệp khai thác than Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHẠM THỊ NGUYỆTNGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG LÀNH NGHỀ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN VIỆT NAM Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Mã số: 9340405 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐOÀN QUANG MINH 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀI NGAPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi:….. giờ, ngày …… tháng ……. năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển từ lao động thể chất sang tri thức(knowledge). Tri thức (TT) trở thành nguồn lực quan trọng để mang lại lợi thếcạnh tranh lâu dài cho các quốc gia cũng như các tổ chức. Châu Á đứng đầu làcác nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông đã chứng minh rằng nền kinhtế tri thức cho phép các nước duy trì và phát huy được sức cạnh tranh ngay cảkhi nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và gặp phải tình huống khó khăn. Skyrme (2000)cho rằng tri thức mang lại nhiều lợi thế như: giảm thời gian trong quy trình sảnxuất, tối ưu hóa thao tác sản xuất, giảm chi phí, thúc đẩy sự sáng tạo. Khác với cácnguồn lực khác, nguồn lực tri thức có thể cho nhiều người, nhiều tổ chức cùng dùngtrong một thời điểm và nguồn lực tri thức càng dùng càng gia tăng giá trị, điều đócho thấy tầm quan trọng của tri thức trong tổ chức. Bất cứ tổ chức nào cũng có trithức, tri thức nằm trong kinh nghiệm, kỹ năng và bí quyết của nhân viên. Đối vớimỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp (DN), tri thức là nguồn lực đảm bảo cho chiến lượcphát triển bền vững. Một nhân viên giỏi dời đi mang theo tri thức cá nhân của mình,điều này có thể gây ra những biến động không nhỏ thậm chí ảnh hưởng tiêu cựcđến hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp vì vậy cần thiết phảichia sẻ tri thức (CSTT) để lưu giữ và truyền đạt trong tổ chức. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra CSTT rất quan trọng cho sự thành công của tổchức, khi các cá nhân CSTT với nhau sẽ làm tăng các nguồn lực của tổ chức, giảmthời gian thử nghiệm và báo lỗi. CSTT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nghiêncứu đa phần tập trung vào ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn tới CSTT trong tổ chức:nhân tố thuộc về cá nhân, nhân tố thuộc về tổ chức và nhân tố công nghệ (Lin, 2007). Ngành công nghiệp khai thác than là ngành công nghiệp nặng, môi trường sảnxuất có tính đặc thù như: có quy mô đầu tư lớn; công nghệ sản xuất phức tạp; điềukiện lao động khó khăn, vất vả và hàm chứa nhiều yếu tố bất ngờ; đảm bảo antoàn là yếu tố hàng đầu vì vậy thường xuyên phải thực hiện đào tạo người laođộng làm chủ công nghệ sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, đảm bảo an toàn tronghoạt động SXKD. Trong lực lượng lao động đó, thì lực lượng lao động lànhnghề (LLLĐLN) là những người có kinh nghiệm, được đào tạo, huấn luyện sẽCSTT, kinh nghiệm, bí kíp, quy trình với người mới vào nghề, những ngườicùng trong một tổ đội...để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Ngoài ra sảnlượng khai thác phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ, thời tiết; điều kiện mỏ địa chất;tình hình trữ lượng; và đặc biệt nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, điều kiệnkhai thác ngày càng khó khăn vì vậy ngành khai thác than đang đẩy mạnh gia 2tăng chuỗi giá trị (Kretschmann và Nguyen N, 2020; Nguyet Pham Thi và HungNguyen Tien, 2020). Theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 60/TTg ngày 9/1/2012 theo đó sản lượng than toànngành phấn đấu đạt 65-70 triệu tấn (2025). Năm 2022 sản lượng khai thác than trongngành đạt trên 41 triệu tấn, để đảm bảo than cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, đảmbảo an ninh năng lượng quốc gia, thì sản lượng than khai thác hàng năm trong cácnăm tiếp theo phải tăng trưởng trong khoảng 8-10% (Vinacomin Báo cáo kết quả sảnxuất kinh doanh, 2022). Tổng số lao động trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoángsản Việt Nam trên 96.000 người, trong tổng số lao động trên hiện có 83.000 lao độnglàm việc trên khai trường hoặc vừa làm việc ở văn phòng và vừa làm việc ở khaitrường. Ngành than đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt về lao động lành nghề (LĐLN).Theo yêu cầu phát triển, hàng năm các DN ngành than cần phải tuyển mới trung bìnhtrên 8500 thợ lò, trong đó bổ sung hơn 4500 lao động cho phát triển mới và gần 4000lao động để bù đắp số lao động hao hụt hàng năm. Đặc biệt, lao động lành nghề lànhững người có trình độ chuyên môn, có thâm niên công tác, được đào tạo, được huấnluyện và có nhiều kinh nghiệm là nhân tố quyết định chất lượng, sản lượng, tính antoàn và hiệu quả trong các doanh nghiệp khai thác than (DNKTT). Những năm gần đây tỷ lệ bỏ việc, nghỉ việc, nghỉ hưu sớm trong các DNKTTdao động chiếm khoảng gần 80% trên tổng số lao động nghỉ việc và không có dấuhiệu giảm trong giai đoạn 2020-2022. Số lao động lành nghề này nghỉ việc mangtheo tri thức, kinh nghiệm cá nhân, nếu không được chia sẻ sẽ rất lãng phí tàinguyên tri thức của tổ chức. Trong khi đó, chi phí cho công tác thu hút, tuyển dụngvà đào tạo, huấn luyện lao động mới lại rất cao và mất nhiều thời gian(Kretschmann và cộng sự, 2020). Ngoài ra, việc CSTT của các lao động lành nghề trong các DNKTT cũng vôcùng quan trọng do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: