Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học hữu cơ: Nghiên cứu thành phần hoá học và thăm dò hoạt tính sinh học của ba loài thực vật ngập mặn vùng ven biển Việt Nam: Cỏ chông (Spinifex littoreus), Hếp (Scaevola taccada) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea)

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.20 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là chiết xuất phân lập các chất từ 3 loài cây ngập mặn Cỏ chông (Spinifex littoreus), Hếp (Scaevola taccada) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea); xác định cấu trúc của các hợp chất đã phân lập; đánh giá được hoạt tính kháng vi sinh vật, gây độc tế bào, chống oxy hóa của các dịch chiết và một số chất phân lập được từ 3 loài cây kể trên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học hữu cơ: Nghiên cứu thành phần hoá học và thăm dò hoạt tính sinh học của ba loài thực vật ngập mặn vùng ven biển Việt Nam: Cỏ chông (Spinifex littoreus), Hếp (Scaevola taccada) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -----------------------------NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ THĂM DÒ HOẠT TÍNHSINH HỌC CỦA BA LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂNVIỆT NAM: CỎ CHÔNG (SPINIFEX LITTOREUS), HẾP (SCAEVOLA TACCADA) VÀ CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA) Chuyên ngành : Hóa hữu cơ Mã số: 62440114 HÀ NỘI, 2017Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - ViệnHàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TSKH. TRẦN VĂN SUNG 2. TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢOPhản biện 1:Phản biện 2:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học Viện họp tạiHọc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hồi 14 giờ, ngày ... tháng...4 năm2017I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (2015), Việt Nam đứng ở top 2trên bản đồ ung thư thế giới, bình quân mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và200.000 người mắc bệnh mới, con số này đang tiếp tục gia tăng. Trước tình hìnhđó các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các hợp chất mới có thể tiêu diệt cănbệnh thời đại. Trong những năm gần đây một số quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan,Indonesia, Brazin, Trung Quốc, Úc...đã tập trung nghiên cứu khai thác và sànglọc các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ các loài cây ngập mặn. Tuy nhiên ởViệt Nam hiện nay các công trình nghiên cứu thăm dò về hoạt tính sinh học vàthành phần hóa học của các loài cây ngập mặn đã được ứng dụng trong dân gianđể làm thuốc còn rất ít. Chính vì vậy, với mong muốn phát hiện các chất có cấutrúc hóa học và hoạt tính sinh học lý thú từ các loài ngập mặn ven biển đã đượcngười dân sử dụng làm thuốc nhưng chưa được nghiên cứu nhiều về mặt hóa họccũng như hoạt tính sinh học, chúng tôi đã lựa chọn 3 loài cây vùng ngập mặn làloài Cỏ chông (S. littoreus (Burm. f.) Merr.), loài Hếp (S. taccada (Gaertn.Roxb.) và loài Cóc đỏ (L. littorea (Jack) Voigt.) làm đối tượng để nghiên cứu.Với mong muốn như trên, luận án đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: 1. Chiết xuất phân lập các chất từ 3 loài cây ngập mặn Cỏ chông(Spinifex littoreus), Hếp (Scaevola taccada) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea). 2. Xác định cấu trúc của các hợp chất đã phân lập. 3. Đánh giá được hoạt tính kháng vi sinh vật, gây độc tế bào, chống oxyhóa của các dịch chiết và một số chất phân lập được từ 3 loài cây kể trên. Đề tài: “Nghiên cứu thành phần hoá học và thăm dò hoạt tính sinhhọc của ba loài thực vật ngập mặn vùng ven biển Việt Nam: Cỏ chông(Spinifex littoreus), Hếp (Scaevola taccada) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea)”là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đóng góp mới vào việc nghiêncứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài ngập mặn ven biển,một lĩnh vực chưa có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Các kết quả của 1đề tài sẽ góp phần giải thích về bản chất hóa học của các vị thuốc dân gian, nângcao giá trị sử dụng của các loài cây ngập mặn.2. Những đóng góp mới của luận án  Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới, thành phần hóa học vàhoạt tính sinh học của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) và loài Cỏ chông(Spinifex littoreus) được nghiên cứu. Từ loài Cỏ chông đã phân lập và xác địnhcấu trúc của 11 hợp chất trong đó có 2 chất lần đầu tiên được phân lập từthiên nhiên. Từ loài Cóc đỏ đã phân lập và xác định cấu trúc của 12 hợp chất.Luận án cho thấy dịch chiết từ hoa của loài Cỏ chông có hoạt tính chống ung thưvú (MCF7) và dịch chiết từ cành của loài Cóc đỏ có hoạt tính chống oxy hóa(theo phương pháp DPPH).  Lần đầu tiên ở Việt Nam thành phần hóa học và hoạt tính sinh họccủa cây Hếp (Scaevola taccada) được nghiên cứu. Đã phân lập và xác định cấutrúc của 9 hợp chất trong đó có 7 hợp chất lần đầu phân lập từ loài này.II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN MỞ ĐẦU: Đề cập đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần tổng quan tài liệu tập hợp các nghiên cứu trong nước và Quốc tế vềcác vấn đề liên quan đến 3 loài thực vật ngập mặn nghiên cứu. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀTHỰC NGHIỆM2.1. Đối tượng nghiên cứu - Loài Cỏ chông (Spinifex littoreus) thu hái tại bờ biển xã Tam Hải, tỉnhQuảng Nam: Cặn chiết n- hexan; n- butanol hoa Cỏ chông. - Loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) thu hại tại bờ biển Thuận An ThừaThiên Huế: Cặn chiết ethyl acetate và methanol lá và cành Cóc đỏ. - Loài Hếp (Scaevola taccada) thu hái tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:Cặn chiết n-hexan và ethyl acetate lá cây Hếp.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật.2.2.2. Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất 2 Sử dụng sắc ký lớp mỏng (TLC) và sắc ký cột (CC).2.2.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học2.2.3.1. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Sử dụng phương pháp giếng nồng độ trong môi trường lỏng để đánh giámức độ kháng khuẩn của các mẫu thử.2.2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH Sử dụng DPPH tạo gốc oxy hóa tự do để sàng lọc các chất chống oxy hóa.2.2.3.3. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào Xác định hàm lượng protein tế bào dựa vào mật độ quang học (OD) đođược khi thành phần protein tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB).2.2.4. Phương pháp xác định cấu trúc Xác định cấu trúc dựa trên các thông số vật lý kết hợp với các phươngpháp phổ hiện đại gồm: Độ quay cực [α]D, phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: