Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia đến quá trình mạ kẽm, định hướng ứng dụng cho bể mạ kẽm kiềm không xyanua

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.96 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng của các đơn phụ gia là các dòng chất hữu cơ và vô cơ như: Poly ancol, poly amin, muối natrisilicat các môdun khác nhau và tổ hợp của các phụ gia đến tính chất của lớp mạ kẽm tạo được trong dung dịch mạ kiềm không xyanua, so sánh các tính chất hoá lý của lớp mạ thu được từ bể mạ kiềm không xyanua và các bể mạ khác. Từ đó đưa ra được một hệ phụ gia sử dụng được trong bể mạ kẽm kiềm không xyanua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia đến quá trình mạ kẽm, định hướng ứng dụng cho bể mạ kẽm kiềm không xyanuaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------------------- TRƯƠNG THỊ NAMTên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHỤ GIA ĐẾNQUÁ TRÌNH MẠ KẼM, ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO BỂ MẠ KẼMKIỀM KHÔNG XYANUA. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC HÀ NỘI 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRƯƠNG THỊ NAMTên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHỤ GIA ĐẾNQUÁ TRÌNH MẠ KẼM, ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO BỂ MẠ KẼM KIỀM KHÔNG XYANUA TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và hóa lý Mã số: 9.44.01.19 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS, Lê Bá Thắng 2. PGS. TS Nguyễn Thị Cẩm Hà Hà Nội – 2021 1 1. Tính cấp thiết của luận án Vấn đề chống ăn mòn cho vật kiệu kim loại đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối vớitất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với Việt Nam là quốc gia nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ, độ ẩm không khí cao [1]. Phủ kim loại là một trong những phương pháp bảo vệ chống ăn mòn được tậptrung nghiên cứu, sử dụng khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Trong số đó, kẽmlà một trong các lớp phủ kim loại được sử dụng nhiều nhất để bảo vệ cho các linhkiện, chi tiết, phụ tùng máy và kết cấu thép cacbon nhờ giá thành thấp, có khả năngbảo vệ catôt cho thép. Lớp mạ kẽm có thể tạo được từ nhiều phương pháp khác nhaunhư mạ điện, nhúng nóng, phun phủ, trong đó mạ điện chiếm ưu thế với các chi tiếtnhỏ, sử dụng trong điều kiện khí quyển và không yêu cầu tuổi thọ quá cao. Một số dung dịch mạ kẽm đã được nghiên cứu sử dụng như: mạ kẽm từ dung dịchsunfat, floborat, xyanua, pyrophotphat, clorua và kiềm không xyanua. Trong đó, cácdung dịch được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp là xyanua, clorua và kiềm khôngxyanua. Dung dịch mạ kẽm kiềm không xyanua trên thế giới đã được thương mại hóa rấtsớm từ những năm 1960 [3]. Tuy nhiên, gần đây nhờ sự ra đời của các hệ phụ gia tạobóng mới cũng như do các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bể mạ này mới thực sựđược quan tâm, chấp nhận và trở thành giải pháp tốt nhất để thay thế bể mạ xyanua.Dung dịch mạ kẽm kiềm không xyanua có một số ưu điểm nổi trội như: kinh tế hơn,không độc, chất lượng lớp mạ tốt, dễ thụ động, đặc biệt rất thích hợp với các dungdịch thụ động Cr(III), khả năng phân bố tốt, đặc biệt nước thải dễ xử lý [2, 4]. Nhượcđiểm là phức tạp hơn, yêu cầu xử lý bề mặt tốt. Tuy nhiên, nếu bể mạ kiềm không xyanua không có phụ gia sẽ cho lớp mạ chấtlượng kém không thể sử dụng trong công nghiệp. Nhiều loại phụ gia hữu cơ và vô cơđược đưa vào với nồng độ tương đối thấp có thể làm thay đổi quá trình kết tủa kẽm,cấu trúc, hình thái, và tính chất lớp mạ. Một phụ gia cho vào có thể ảnh hưởng tớinhiều tính chất của lớp mạ, nhưng trong thực tế người ta vẫn cho đồng thời nhiều phụgia vì cần tới tác động tổng hợp của chúng. Chúng làm cho lớp mạ nhẵn, phẳng, tăngkhả năng phân bố, có độ bóng đẹp, làm việc được ở khoảng mật độ dòng rộng [3, 5-24]. Thực tế tại Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu phụ gia cho quá trình mạ kẽm của cáchãng sản xuất ôtô, xe máy, một số hệ phụ gia đã được giới thiệu và đưa vào sản xuất.Từ đầu những năm những năm 2000, hãng ENTHONE đã đưa vào thị trường ViệtNam hệ phụ gia NCZ DIMENSION, hãng COLOMBIA đưa vào hệ COLZINC ACF2 2v.v.. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng của các chế phẩm này còn hạn chế do giá thànhcao, chất lượng có những hạn chế nhất định. Trong nước, việc nghiên cứu các hệ phụ gia cho quá trình mạ kẽm nói chung vàmạ kẽm kiềm nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có một kết quả nghiêncứu chính thức nào công bố về sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình mạ kẽm nóichung và mạ kẽm kiềm không xyanua nói riêng, cũng như chưa có nhà cung cấp nàođưa ra được hệ phụ gia cho bể mạ kẽm kiềm không xyanua. Xuất phát từ tình hình trong nước như trên, việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứuảnh hưởng của một số phụ gia đến quá trình mạ kẽm trong bể mạ kẽm kiềm khôngxyanua định hướng chế tạo hệ phụ gia cho bể mạ kẽm kiềm” đáp ứng được nhữngnhu cầu thực tế, hướng nghiên cứu có thể tạo ra một sản phẩm định hướng ứng dụngcho công nghiệp mạ kẽm kiềm trong nước, đồng thời thêm những hiểu biết sâu sắcđể hỗ trợ các doanh nghiệp mạ kẽm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định ảnh hưởng của các đơn phụ gia là các dòng chất hữu cơ và vô cơ như:poly ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: