Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu động học quá trình nitrat hóa trong môi trường bị ức chế theo kỹ thuật màng vi sinh chuyển động

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Nghiên cứu động học quá trình nitrat hóa trong môi trường bị ức chế theo kỹ thuật màng vi sinh chuyển động" được thực hiện nhằm góp phần thiết lập kỹ thuật xử lý có hiệu quả cao, cho nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản có nồng độ ô nhiễm amoni thấp, đòi hỏi xử lý sâu trong môi trường nước mặn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu động học quá trình nitrat hóa trong môi trường bị ức chế theo kỹ thuật màng vi sinh chuyển động VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… PHẠM THỊ HỒNG ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG BỊ ỨC CHẾ THEO KỸ THUẬT MÀNG VI SINH CHUYỂN ĐỘNG Chuyên ngành: Hóa lý và Hóa lý thuyết Mã số : 62440119 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà nội – 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Văn Cát Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Jean-Luc VASEL Phản biện 1: TS. Lê Văn Chiều Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Việt Anh Phản biện 3: GS.TS. Đặng Thị Kim Chi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Xử lý và tái sử dụng nước nuôi giống thủy sản là phương thức sản xuất đang được áp dụng ngày càng trở nên phổ biến để ngành kinh tế phát triển bền vững. Thành phần gây ô nhiễm trong môi trường nuôi và loài nuôi chủ yếu là hợp chất nitơ, có nguồn gốc từ nguồn thức ăn và hoạt động của chúng. Nitrat hóa là quá trình xử lý vi sinh quan trọng nhất trong hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải. So với xử lý các loại hình nước thải khác, nitrat hóa nước thải trên luôn phải đối mặt với những yếu tố không thuận lợi: vi sinh vật chức năng có sức hoạt động thấp, điều kiện môi trường hoạt động của vi sinh bị ức chế, mức độ làm sạch đòi hỏi rất sâu để đảm bảo an toàn cho loài nuôi. Nghiên cứu động học quá trình nitrat hóa trong điều kiện ức chế chính là thiết lập mối tương quan giữa nồng độ amoni theo thời gian phụ thuộc vào các điều kiện ức chế đó, hay chính là xác định sự ảnh hưởng của độ muối, nồng độ amoni đầu vào, sự có mặt chất hữu cơ hay nhiệt độ … lên tốc độ phản ứng. Các nghiên cứu trước đây thường gán cho phản ứng theo bậc 1 (vùng nồng độ thấp) và bậc 0 (vùng nồng độ cao) gặp phải một số hạn chế không đánh giá được chi tiết khả năng cung cấp cơ chất (bậc phản ứng) khi sử dụng kỹ thuật màng vi sinh tầng chuyển động. Một kỹ thuật có ưu điểm hơn hẳn các kỹ thuật đang áp dụng như lọc nhỏ giọt, đĩa quay sinh học hay lọc tầng tĩnh… Ngoài những yếu tố mang đặc trưng “kỹ thuật” trên, các yếu tố đặc thù liên quan như quy mô sản xuất, thời vụ, sự phong phú của loài nuôi cũng tác động đến hiệu quả của công nghệ xử lý. Với mục đích đóng góp vào việc thiết lập công nghệ tái sử dụng nước thải nuôi giống thủy sản có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu động học quá trình nitrat hoá trong môi trường bị ức chế theo kỹ thuật màng vi sinh chuyển động” tập trung nghiên cứu các nội dung chính:  Quá trình động học nitrat hóa trong môi trường bị ức chế.  Vai trò của các quá trình chuyển khối và tác động của chúng đến hiệu quả nitrat hóa khi sử dụng kỹ thuật màng vi sinh di động và sử dụng vật liệu mang vi sinh có độ xốp cao và diện tích bề mặt lớn.  Nghiên cứu mô hình hóa, mô phỏng quá trình xử lý nước thải nhằm đáp ứng tính đa dạng của đối tượng nghiên cứu và giảm nhẹ công sức nghiên cứu thực nghiệm.  Tiến hành thử nghiệm quy mô pilot để đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm. 2. Mục tiêu nghiên cứu.  Góp phần thiết lập kỹ thuật xử lý có hiệu quả cao, cho nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản có nồng độ ô nhiễm amoni thấp, đòi hỏi xử lý sâu trong môi trường nước mặn.  Xây dựng mô hình động học có khả năng mô tả sát quá trình nitrat hoá trong điều kiện bị ức chế (nồng độ amoni thấp, môi trường nước mặn, có mặt chất hữu cơ,…).  Sử dụng công cụ mô hình hóa để tiên đoán hiệu quả của quá trình xử lý nước thải nuôi giống thủy sản, và trợ giúp khâu vận hành. 3. Đối tượng nghiên cứu.  Xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải nuôi giống thủy sản.  Động học quá trình nitrat hóa trong môi trường bị ức chế (độ mặn cao, nồng độ amoni thấp).  Chất mang sử dụng trong kỹ thuật màng vi sinh tầng chuyển động.  Các quá trình chuyển khối liên quan đến kỹ thuật màng vi sinh di động. 4. Nội dung nghiên cứu của luận án:  Thu thập, hệ thống hóa các thông tin, khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ lọc sinh học tuần hoàn (dạng tầng tĩnh và dạng tầng chuyển động).  Nghiên cứu hệ thí nghiệm phù hợp cho kỹ thuật màng vi sinh di động sử dụng giá thể mang vi sinh có đặc trưng các tính chất (diện tích bề mặt lớn, xốp, nhẹ…).  Nghiên cứu thủy động lực học và quá trình chuyển khối của oxy trong kỹ thuật màng vi sinh di động.  Nghiên cứu quá trình nitrat hóa dưới ảnh hưởng của các yếu tố: độ mặn, nồng độ cơ chất thấp, mật độ chất mang, kích thước chất mang, chất hữu cơ, nhiệt độ....  Mô hình hóa quá trình nitrat hóa theo kỹ thuật màng vi sinh di động bằng cách phát triển hai mô hình bùn hoạt tính ASM1 và ASM3 thành ASM1_MBBR, ASM3_MBBR.  Đánh giá hiệu quả xử lý amoni đối với nước nuôi giống thủy sản, hiệu chỉnh bộ thông số của mô hình bằng cách so sánh kết quả giữa chạy mô hình và kết quả chạy pilot. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.  Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.  Phương pháp mô hình hóa và mô phỏng. 6. Những đóng góp mới của luận án:  Đóng góp một số kết quả để phát triển kỹ thuật màng vi sinh di động.  Đã nghiên cứu, xác định và đặc trưng loại vật liệu mang xốp polyuretan có nhiều ưu điểm trong công nghệ xử lý nước thải.  Đóng góp vào vấn đề động học quá trình nitrat hóa trong điều kiện ức chế.  Đã nghiên cứu xử lý số liệu theo nhiều phương pháp khác nhau.  Đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên động học quá trình nitrat hóa. Đặc biệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: