Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng xử lý DDT và γ-HCH trên một số kim loại và oxide kim loại mang trên g-C3N4 bằng phương pháp phiếm hàm mật độ liên kết chặt

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.71 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học "Nghiên cứu khả năng xử lý DDT và γ-HCH trên một số kim loại và oxide kim loại mang trên g-C3N4 bằng phương pháp phiếm hàm mật độ liên kết chặt" có mục đích sử dụng các phương pháp hóa học tính toán để nghiên cứu cấu trúc, tính chất electron và tính chất quang của các hệ vật liệu xúc tác quang trên cơ sở g-C3N4; g-C3N4 biến tính bởi kim loại: Me/g- 2 C3N4, với Me = K, Ca, Ga, Fe, Ni và Cu; g-C3N4 biến tính bởi oxide kim loại MexOy/g-C3N4, với Me xOy = ZnO và TiO2; Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng xử lý DDT và γ-HCH trên một số kim loại và oxide kim loại mang trên g-C3N4 bằng phương pháp phiếm hàm mật độ liên kết chặt BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ BÉ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ DDT VÀ γ-HCH TRÊN MỘT SỐ KIM LOẠI VÀ OXIDE KIM LOẠI MANG TRÊN g-C3N4 BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ LIÊN KẾT CHẶT Chuyên ngành: Hóa lí thuyết và Hóa lí Mã số: 9440119 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI – 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Phản biện 1: GS. TS. Trần Thái Hòa Phản biện 2: GS. TS. Lê Thanh Sơn Phản biện 3: GS. TS. Trần Đại Lâm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phạm Thị Bé (2020), “Nghiên cứu lý thuyết khả năng hấp phụ Dichlorodiphenyltrichloroethane trên than hoạt tính và than hoạt tính biến tính bởi sắt bằng phương pháp phiếm hàm mật độ”, Tạp chí khoa học – Trường Đại học Tây Nguyên, số 45, Tr. 13-19. 2. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Bé, Phùng Thị Lan, Nguyễn Thị Mơ, Lê Minh Cầm và Nguyễn Ngọc Hà (2021), “Whether planar or corrugated graphitic carbon nitride combined with titanium dioxide exhibits better photocatalytic performance?”, RSC Advances, https://doi.org/10.1039/D1RA01237A (Q1, SCIE, IF = 3.240). 3. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Bé và Nguyễn Ngọc Hà (2021), “Adsorption of lindane (g-hexachlorocyclohexane) on nickel modified graphitic carbon nitride: a theoretical study”, RSC Advances, https://doi.org/10.1039/D1RA03797H (Q1, SCIE, IF = 4.046). 4. Phạm Thị Bé, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Hà (2021), “Nghiên cứu lý thuyết khả năng hấp phụ Dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) trên Graphitic carbon nitride (g-C3N4) và g-C3N4 biến tính bởi cluster Ni2”, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, T10(3), Tr. 106-111. 5. Nguyễn Thúy Hằng, Phạm Thị Bé, Nguyễn Thị Kim Giang, Nguyễn Hoàng Hào, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Thị Thu Hà (2021), “nghiên cứu lý thuyết khả năng hấp phụ 2,4-dichlorophenoxylacetic trên carbon hoạt tính biến tính bởi Fe và Ag”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ B, T63(11DB), Tr. 02-06. 6. Phạm Thị Bé, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Hà (2021), “Nghiên cứu lý thuyết khả năng hấp phụ Dichlorodiphenyltrichloroethane trên Graphitic Carbon Nitride biến tính bởi sắt bằng phương pháp phiếm hàm mật độ”, Tạp chí khoa học – Trường Đại học Tây Nguyên, số 51, Tr. 60-66. 7. Phạm Thị Bé, Nguyễn Hoàng Hào, Nguyễn Thị Kim Giang, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Hà (2022), “Theoretical insight into the adsorption of dichlorodiphenyltrichloroethane on titanium dioxide supported on graphitic carbon nitride”, Russian Journal of Physical Chemistry A: Focus on Chemistry, DOI: 10.1134/S0036024422100065 (Q4, SCIE, IF = 0.697). 8. Phạm Thị Bé, Bùi Công Trình, Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Ngọc Hà và Nguyễn Thị Thu Hà (2022), “Electronic and optical properties of metal decorated graphitic carbon nitride M/g-C3N4 (M = K, Ca, Ga, Ni, Cu): a theoretical study”, Tạp chí Hóa học (gửi đăng). 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ô nhiễm môi trường gây ra bởi các tác nhân hóa học luôn là một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp với diện tích trồng lúa và hoa màu rất lớn, đồng nghĩa với việc phải sử dụng thường xuyên các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), các loại thuốc kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó, ở nhiều tỉnh thành trên đất nước ta, có rất nhiều các kho lưu trữ hóa chất BVTV đã xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước tại các kho hầu như không có, nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt rửa trôi hóa chất BVTV tồn đọng, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất diện rộng. Trong số các hóa chất BVTV thuộc nhóm POPs, dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) và hexachlorocyclohexane (HCH) đã được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Dư lượng các chất này trong đất, nước ở nhiều khu vực còn rất cao và do đó, rất cần được xử lý. Trong số các phương pháp dùng để xử lý POPs, phương pháp oxy hóa nâng cao sử dụng các hệ xúc tác quang hóa đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Vì các lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng xử lý DDT và γ-HCH trên một số kim loại và oxide kim loại mang trên g- C3N4 bằng phương pháp phiếm hàm mật độ liên kết chặt. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng các phương pháp hóa học tính toán để nghiên cứu cấu trúc, tính chất electron và tính chất quang của các hệ vật liệu xúc tác quang trên cơ sở g-C3N4; g-C3N4 biến tính bởi kim loại: Me/g- 2 C3N4, với Me = K, Ca, Ga, Fe, Ni và Cu; g-C3N4 biến tính bởi oxide kim loại MexOy/g-C3N4, với MexOy = ZnO và TiO2; nghiên cứu khả năng hấp phụ, phân hủy, chuyển hóa của một số thuốc BVTV thuộc nhóm POPs (DDT và HCH) trên các hệ vật liệu này; làm rõ bản chất của sự tương tác giữa các POPs với các tâm kim loại, oxide kim loại xúc tác; dự đoán các hướng phản ứng, sản phẩm phản ứng ưu tiên. Từ đó, góp phần định hướng cho thực nghiệm tổng hợp vật liệu hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: