Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu quá trình tích luỹ - đào thải và ảnh hưởng của các kim loại nặng (As, Cd, Pb) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng (Oreochromis sp.)
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.49 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy luật hấp thu, đào thải và ảnh hưởng của kim loại nặng (Cd, Pb và As) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng sống trong nước ô nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu quá trình tích luỹ - đào thải và ảnh hưởng của các kim loại nặng (As, Cd, Pb) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------------------------- NGUYỄN QUỐC THẮNG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÍCH LUỸ - ĐÀO THẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KIM LOẠI NẶNG (As, Cd, Pb) ĐẾN HÀM LƯỢNG CORTISOL TRONG CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP.) Chuyên ngành: Hoá vô cơ Mã số chuyên ngành: 9.44.01.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu độc chất Hàn Quốc (Korea Instite of Toxicology – Gajeong-ro, Yuseong-gu, Daejeon), Khoa Hoá học trường Đại học Quốc gia Changwon (Hàn Quốc), Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng – Học viện Khoa học và Công nghệ. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. LÊ VĂN TÁN Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện tổ chức tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam, Số 01A, đường TL 29, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh vào hồi ….. giờ 00 ngày …. tháng …. năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cá Điêu hồng là nguồn thực phẩm được ưa chuộng do chất lượng thịt cá và giá thành hợp lý. Vì sống trong nước nên cá chịu ảnh hưởng của môi trường và nguồn nước thải từ các khu công nghiệp. Không những thế, kim loại nặng trong môi trường nước có khả năng tích luỹ trong cá và có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hại cho con người. Cần nghiên cứu những vấn đề rất cấp thiết nhưng chưa được giải quyết trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về quy luật của quá trình tích luỹ và đào thải kim loại nặng, ảnh hưởng của kim loại nặng đến hàm lượng cortisol trong cá. Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 kim loại nặng điển hình (Cd, Pb và As) đến quá trình phát triển, tích luỹ, đào thải và ảnh hưởng đến hàm lượng cortisol trong máu cá Điêu hồng (Oreochromis. sp) sống trong nước ô nhiễm. Những đóng góp mới: Công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy luật hấp thu, đào thải và ảnh hưởng của kim loại nặng (Cd, Pb và As) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng sống trong nước ô nhiễm. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học trong lĩnh vực hoá học môi trường, độc chất môi trường, sử dụng chỉ thị sinh học để cảnh báo ô nhiễm môi trường và góp phần cảnh báo những rủi ro, nguy cơ lan truyền kim loại nặng qua thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người. Bố cục của Luận án: Luận án gồm: Phần mở đầu, kết luận và 3 chương (Chương 1: Tổng quan, Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, Chương 3: Kết quả và thảo luận). Luận án có 17 bảng số liệu, 43 hình 2 và đã có 6 công trình có liên quan được công bố. Phần phụ lục bao gồm 78 bảng số liệu và hình ảnh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Cadimi là nguyên tố không cần thiết, gây độc cho cơ thể con người ngay cả ở nồng độ thấp và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể người cũng như trong các hệ sinh thái. Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các hợp chất của nó có thể gây bệnh thận và các cơn đau bất thường giống như đau bụng. Ngưỡng độc cấp tính của Pb phụ thuộc vào loài, tuổi của sinh vật. Ảnh hưởng hóa sinh chính của asen: Làm đông tụ protein; tạo phức với coenzym và phá hủy quá trình photphat hóa tạo ATP. Cơ chế gây độc của asen là tấn công vào nhóm sulfuahydryl của enzym làm cản trở hoạt động của các enzym. Asen (III) vô cơ có độc tính cao nhất. Độc chất xâm nhập vào cơ thể sinh vật từ bộ phận cơ thể tiếp xúc với độc chất như đường tiêu hóa, đường hô hấp, qua da, cơ quan tổn thương. Kim loại xâm nhập vào cơ thể sống chủ yếu qua hấp thu chủ động hoặc khuếch tán thụ động. Sự tích lũy sinh học các kim loại nặng cadimi, chì và asen trong các cá thể sống trong môi trường ô nhiễm khác nhau tùy theo loài, các mô khác nhau, tuổi, dạng hóa học của độc tố, ảnh hưởng tương hỗ của các nguyên tố khác. Khả năng đào thải kim loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại kim loại ô nhiễm, ảnh hưởng của hỗn hợp kim loại, loài, đặc điểm sinh học của các mô. Độc chất có thể thoát khỏi đường máu và xâm nhập vào các mô khác, tại đây, độc chất được chuyển hóa sinh học, đào thải hoặc tích tụ. Các phản ứng này xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào hàm lượng độc chất ở bộ phận tiếp xúc, ái lực và hoạt tính riêng của độc chất. 3 Cortisol là một loại hóc-môn corticosteroid được sản sinh bởi bộ phận Zona fasciculata trên vỏ thượng thận. Đây là hóc-môn quan trọng và được xem là “hóc-môn stress”. Tác dụng của cortisol: Chuyển hóa glucid, protein, lipit, chuyển hóa nước và điện giải, chống căng thẳng, làm tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu nhưng giảm tế bào lympho, làm chậm lên sẹo các vết thương. Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hàm lượng cortisol trong cơ thể như trạng thái căng thẳng, bệnh, chu kỳ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu quá trình tích luỹ - đào thải và ảnh hưởng của các kim loại nặng (As, Cd, Pb) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------------------------- NGUYỄN QUỐC THẮNG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÍCH LUỸ - ĐÀO THẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KIM LOẠI NẶNG (As, Cd, Pb) ĐẾN HÀM LƯỢNG CORTISOL TRONG CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP.) Chuyên ngành: Hoá vô cơ Mã số chuyên ngành: 9.44.01.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu độc chất Hàn Quốc (Korea Instite of Toxicology – Gajeong-ro, Yuseong-gu, Daejeon), Khoa Hoá học trường Đại học Quốc gia Changwon (Hàn Quốc), Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng – Học viện Khoa học và Công nghệ. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. LÊ VĂN TÁN Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện tổ chức tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam, Số 01A, đường TL 29, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh vào hồi ….. giờ 00 ngày …. tháng …. năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cá Điêu hồng là nguồn thực phẩm được ưa chuộng do chất lượng thịt cá và giá thành hợp lý. Vì sống trong nước nên cá chịu ảnh hưởng của môi trường và nguồn nước thải từ các khu công nghiệp. Không những thế, kim loại nặng trong môi trường nước có khả năng tích luỹ trong cá và có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hại cho con người. Cần nghiên cứu những vấn đề rất cấp thiết nhưng chưa được giải quyết trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về quy luật của quá trình tích luỹ và đào thải kim loại nặng, ảnh hưởng của kim loại nặng đến hàm lượng cortisol trong cá. Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 kim loại nặng điển hình (Cd, Pb và As) đến quá trình phát triển, tích luỹ, đào thải và ảnh hưởng đến hàm lượng cortisol trong máu cá Điêu hồng (Oreochromis. sp) sống trong nước ô nhiễm. Những đóng góp mới: Công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy luật hấp thu, đào thải và ảnh hưởng của kim loại nặng (Cd, Pb và As) đến hàm lượng cortisol trong cá Điêu hồng sống trong nước ô nhiễm. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học trong lĩnh vực hoá học môi trường, độc chất môi trường, sử dụng chỉ thị sinh học để cảnh báo ô nhiễm môi trường và góp phần cảnh báo những rủi ro, nguy cơ lan truyền kim loại nặng qua thực phẩm và gây hại cho sức khỏe con người. Bố cục của Luận án: Luận án gồm: Phần mở đầu, kết luận và 3 chương (Chương 1: Tổng quan, Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, Chương 3: Kết quả và thảo luận). Luận án có 17 bảng số liệu, 43 hình 2 và đã có 6 công trình có liên quan được công bố. Phần phụ lục bao gồm 78 bảng số liệu và hình ảnh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Cadimi là nguyên tố không cần thiết, gây độc cho cơ thể con người ngay cả ở nồng độ thấp và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể người cũng như trong các hệ sinh thái. Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các hợp chất của nó có thể gây bệnh thận và các cơn đau bất thường giống như đau bụng. Ngưỡng độc cấp tính của Pb phụ thuộc vào loài, tuổi của sinh vật. Ảnh hưởng hóa sinh chính của asen: Làm đông tụ protein; tạo phức với coenzym và phá hủy quá trình photphat hóa tạo ATP. Cơ chế gây độc của asen là tấn công vào nhóm sulfuahydryl của enzym làm cản trở hoạt động của các enzym. Asen (III) vô cơ có độc tính cao nhất. Độc chất xâm nhập vào cơ thể sinh vật từ bộ phận cơ thể tiếp xúc với độc chất như đường tiêu hóa, đường hô hấp, qua da, cơ quan tổn thương. Kim loại xâm nhập vào cơ thể sống chủ yếu qua hấp thu chủ động hoặc khuếch tán thụ động. Sự tích lũy sinh học các kim loại nặng cadimi, chì và asen trong các cá thể sống trong môi trường ô nhiễm khác nhau tùy theo loài, các mô khác nhau, tuổi, dạng hóa học của độc tố, ảnh hưởng tương hỗ của các nguyên tố khác. Khả năng đào thải kim loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại kim loại ô nhiễm, ảnh hưởng của hỗn hợp kim loại, loài, đặc điểm sinh học của các mô. Độc chất có thể thoát khỏi đường máu và xâm nhập vào các mô khác, tại đây, độc chất được chuyển hóa sinh học, đào thải hoặc tích tụ. Các phản ứng này xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào hàm lượng độc chất ở bộ phận tiếp xúc, ái lực và hoạt tính riêng của độc chất. 3 Cortisol là một loại hóc-môn corticosteroid được sản sinh bởi bộ phận Zona fasciculata trên vỏ thượng thận. Đây là hóc-môn quan trọng và được xem là “hóc-môn stress”. Tác dụng của cortisol: Chuyển hóa glucid, protein, lipit, chuyển hóa nước và điện giải, chống căng thẳng, làm tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu nhưng giảm tế bào lympho, làm chậm lên sẹo các vết thương. Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hàm lượng cortisol trong cơ thể như trạng thái căng thẳng, bệnh, chu kỳ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Hóa học Cá Điêu hồng Hàm lượng cortisol Kim loại nặng Hóa vô cơGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 414 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
174 trang 301 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
228 trang 260 0 0
-
32 trang 212 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 211 0 0 -
208 trang 200 0 0
-
Tổng hợp và tác dụng sinh học của một số dẫn chất của Hydantoin
6 trang 190 0 0 -
89 trang 188 0 0