Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume, Anacolosa poilanei Gagnep

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu để làm rõ thành phần hoá học chủ yếu của lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév) Hand-Mazz, quả loài Boehmeria holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep. thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng và định hướng nghiên cứu ứng dụng 3 loài thực vật trên một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume, Anacolosa poilanei Gagnep BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Đoàn Thị Thúy ÁiNGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI PILEA AFF. MARTINII (H.LÉV.) HAND.-MAZZ., BOEHMERIA HOLOSERICEA BLUME, ANACOLOSA POILANEI GAGNEP. Ngành : Hóa học Mã số : 9440112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2018 1 Công trình được hoàn thành ại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Huyền Trâm 2. PGS.TSKH. Phạm Văn Cường Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Ngọc Quang Phản biện 2: GS.TS. Phạm Quốc Long Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Thị Thủy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2 GIỚI THIỆU LUẬN ÁNTính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế thì việc chăm sóc sứckhoẻ ban đầu và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trở nên cấp thiết đối với mọiquốc gia trên thế giới. Do đó, nhu cầu về sử dụng thuốc để phòng ngừa vàchữa trị những căn bệnh nan y đặc biệt là ung thư ngày càng cao, trong đómột trong những hướng chính để phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư lànghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chính vì vậyviệc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt tính sinh học của các loài cây thuốccó ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhấtnguồn tài nguyên thiên nhiên này. Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi đã hình thành một hệ sinh tháithực vật đa dạng và phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao,trong đó có gần 5000 loài được sử dụng làm thuốc. Trong số các họ thực vậtcủa Việt Nam, họ Urticaceae (họ Gai) và họ Olacaceae (họ Dương đầu) trongđó có nhiều loài được sử dụng làm thuốc, phân bố chủ yếu ở miền Bắc ViệtNam. Rễ của các loài cây thuộc hai họ thực vật trên được sử dụng chủ yếu đểchữa các bệnh như cảm cúm, sởi, sốt cao, ho, hen, lở loét, mẩn ngứa, thanhnhiệt, giải độc, đau răng, rắn cắn vv… Các nghiên cứu về hóa thực vật đãcông bố cho thấy thành phần hóa học của thực vật họ Gai và Dương đầu gồmcác hợp chất thiên nhiên thứ cấp như triterpenoid, alkaloid, lignan… Chúngcó hoạt tính gây độc tế bào cao và nhiều hoạt tính sinh học lý thú khác. Trong khuôn khổ của Dự án hợp tác Quốc tế Việt–Pháp “Nghiên cứuhóa thực vật của thảm thực vật Việt Nam”, việc khảo sát hoạt tính sơ bộ mộtsố loài thực vật thuộc hai họ Gai và Dương đầu ở Việt Nam đã được thựchiện. Kết quả cho thấy dịch chiết các loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz., Boehmeria holosericea Blume và Anacolosa poilanei Gagnep. thểhiện khả năng ức chế tế bào ung thư KB rất mạnh. Trong đó lá loài Pilea aff.martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz. (Urticaceae) ức chế 100% sự phát triển của tếbào ung thư KB ở nồng độ 1µg/mL; cũng ở nồng độ này, quả loài Boehmeriaholosericea Blume (Urticaceae) ức chế 25% và vỏ loài Anacolosa poilaneiGagnep. (Olacaceae) ức chế 55%. Tuy nhiên, theo tra cứu tài liệu, cho đến naycó rất ít nghiên cứu về hóa học của các loài thuộc hai chi Pilea và Anacolosa. 1Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu hóa thực vật hai loài P. martinii vàA. poilanei được công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Xuất phát từ các lý dotrên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạttính gây độc tế bào của loài Pilea aff. martinii (H.Lév.) Hand.-Mazz.,Boehmeria holosericea Blume, Anacolosa poilanei Gagnep.”.Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận ánMục tiêu của luận án: Nghiên cứu để làm rõ thành phần hoá học chủ yếucủa lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév) Hand-Mazz, quả loài Boehmeriaholosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilaneiGagnep. thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) nhằm tìm kiếm các hợp chất cóhoạt tính gây độc tế bào, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng và định hướngnghiên cứu ứng dụng 3 loài thực vật trên một cách hiệu quả.Nội dung nghiên cứu:1. Phân lập các hợp chất từ lá loài Pilea aff. martinii (H.Lév) Hand-Mazz, quả loài Boehmeria holosericea Blume thuộc họ Gai (Urticaceae) và vỏ loài Anacolosa poilanei Gagnep. thuộc họ Dương đầu (Olacaceae) bằng các phương pháp sắc ký;2. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý hiện đại;3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được trên một số dòng tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: