Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của lá cây Giá (Excoecaria agallocha L.) và cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.63 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cây Giá (Excoecaria agallocha) và Đơn lá đỏ (E. cochinchinensis); đánh giá tác dụng gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của cặn chiết tổng và các hợp chất phân lập được nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của lá cây Giá (Excoecaria agallocha L.) và cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------ Lại Hợp HiếuNGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNHSINH HỌC CỦA LÁ CÂY GIÁ (Excoecaria agallocha L.) VÀ CÂY ĐƠN LÁ ĐỎ (Excoecaria cochinchinensis Lour.) Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số: 9.44.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội – 2021 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Côngnghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Ngô Đại QuangNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Thanh Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………. Phản biện 3: …………………………………………………….Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấpHọc viện họp tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ ViệtNamVào hồi: giờ ngày tháng năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoahọc và Công nghệ Việt Nam- Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận án Trải suốt lịch sử nhân loại, nguồn sinh vật biển và nguồn thực vật đãtrở thành nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nghiên cứu phát hiện các biệtdược phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hơn 70% thuốc chống ung thưtrên thị trường hiện nay có nguồn gốc thiên nhiên hoặc được tổng hợp theomẫu hình cấu trúc của hợp chất thiên nhiên. Song song bệnh ung thư hiệnđang là vấn đề đau đầu của các nhà khoa học, các căn bệnh liên quan đếnkháng sinh trước đây được điều trị bằng cách dùng các thuốc kháng sinh nhưpenicillin, cephalosporin... Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện tình trạng lạmdụng thuốc kháng sinh không những ở Việt Nam và cả trên thế giới, ngoàicác nguyên nhân thường gặp như ở các quốc gia khác, còn có nguyên nhân từthói quen tự chữa trị và “bắt chước” đơn thuốc của người dân. Chính nhữngnguyên nhân này làm xuất hiện hiện tượng gọi là kháng kháng sinh. Khángkháng sinh là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinhtrùng thay đổi cách thức hoạt động, làm cho các thuốc trị bệnh do chúng gâyra trở nên vô hiệu. Vai trò quan trọng của các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh họcđã được khẳng định từ các nền y học cổ truyền cho đến y học hiện đại. Giá trịcủa chúng không chỉ có công dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh mà vì còncó thể dùng làm nguyên mẫu hoặc cấu trúc dẫn đường cho sự phát hiện vàphát triển nhiều dược phẩm mới. Trong việc nỗ lực điều tra, nghiên cứu vàtìm kiếm nguồn dược liệu phục vụ cho các chương trình chăm sóc sức khỏecộng đồng, việc thực hiện các nghiên cứu, tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốctừ thiên nhiên có hoạt tính gây độc tế bào, ức chế sự phát triển của tế bào ungthư, các nguồn kháng sinh thế hệ mới… để ứng dụng trong phòng ngừa, chữatrị các bệnh ung thư, kháng sinh, kháng lao… là một trong những nhiệm vụ đặcbiệt quan trọng đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quantâm. Bên cạnh các nguồn tài nguyên thực vật có mạch trên đất liền, nguồn tàinguyên sinh vật biển, nguồn tài nguyên thực vật rừng ngập mặn và thực vậttham gia ngập mặn đã và đang trở thành đối tượng thu hút nhiều sự quan tâmcủa các nhà khoa học trong lĩnh vực y sinh-dược học. Nhiệm vụ điều tra, tìmkiếm các chất có hoạt tính sinh học trong các loài thực vật thuộc rừng ngậpmặn đã và đang được triển khai, đang được nhiều cơ sở nghiên cứu quan tâmvà theo đuổi nghiên cứu. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinhhọc của lá cây Giá (Excoecaria agallocha L.) và cây Đơn lá đỏ(Excoecaria cochinchinensis Lour.)” được thực hiện nhằm mục tiêu pháthiện được các hoạt chất có tiềm năng từ cây Giá và Đơn lá đỏ góp phần làm 2rõ hơn những công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền đồng thời làm tănggiá trị khoa học của các cây này ở Việt Nam.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án  Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ cây Giá (Excoecariaagallocha) và Đơn lá đỏ (E. cochinchinensis).  Đánh giá tác dụng gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm và hoạt tínhkháng vi sinh vật kiểm định của cặn chiết tổng và các hợp chất phân lập đượcnhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học chonhững nghiên cứu tiếp theo.3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án  Phân lập các hợp chất từ cây Giá và cây Đơn lá đỏ bằng các phươngpháp sắc ký kết hợp. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lậpđược bằng các phương pháp vật lý, hóa học.  Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng viêm và hoạt tínhkháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được nhằm tìm kiếmcác hợp chất có hoạt tính sinh học, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứutiếp theo. CHƢƠNG I. TỔNG QUAN Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về thành phần hóa họcvà hoạt tính sinh học của cây Giá (E. agallocha) và cây Đơn lá đỏ (E.cochinchinensis). CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUII.1. Đối tượng nghiên cứu Hình II.1. Tiêu bản cây Giá Hình II.2. Tiêu bản cây Đơn lá đỏ 3 Mẫu thực vật được TS. Nguyễn Thế Cường (Viện Sinh thái và Tàinguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xácđịnh tên khoa học, tiêu bản lưu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vậtvà Viện Hóa sinh biển.II.2. Phương pháp nghiên cứuII.2.1. Phương pháp ngâm chiết Mẫu thực vật được rửa sạch, phơi khô trong bóng râm sau đó được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: