Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của rễ củ cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus (L.F.) KER-GAWL.)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất sạch từ rễ củ cây mạch môn. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm dựa trên ảnh hưởng ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất phân lập được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của rễ củ cây mạch môn (Ophiopogon Japonicus (L.F.) KER-GAWL.) 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------ Nguyễn Đình ChungNGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA RỄ CỦ CÂY MẠCH MÔN (OPHIOPOGON JAPONICUS (L.f.) KER-GAWL.) Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số: 62.44.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội – 2018 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Tiến ĐạtNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Thanh Phản biện 1: ……………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Họcviện họp tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamVào hồi: giờ ngày tháng năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoahọc và Công nghệ Việt Nam- Thư viện Quốc gia 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Tính cấp thiết của luận án Vai trò quan trọng của các hợp chất thiên nhiên có hoạt tínhsinh học đã được khẳng định từ các nền y học cổ truyền cho đến yhọc hiện đại. Giá trị của chúng không chỉ có công dụng trực tiếp làmthuốc chữa bệnh mà vì còn có thể dùng làm nguyên mẫu hoặc cấutrúc dẫn đường cho sự phát hiện và phát triển nhiều dược phẩm mới.Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên dược liệuphong phú và có nhiều kinh nghiệm sử dụng nguồn dược liệu nàynhờ vào nền y học cổ truyền lâu đời. Theo thống kê ở Việt Nam hiệncó hơn 13000 loài thực vật trong đó hơn 5000 loài được sử dụng làmthuốc. Đây là một lợi thế để chúng ta khai thác nguồn dược liệu nàyphục vụ cho cuộc sống. Trên cơ sở kết quả sàng lọc các dịch chiếtthô của một số dược liệu Việt Nam về các hoạt tính gây độc tế bàoung thư và kháng viêm, rễ củ cây Mạch môn được lựa chọn làm đốitượng nghiên cứu của luận án. Mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon japonicus (L.f.)Ker-Gawl. được trồng nhiều nơi trong nước ta làm cảnh và làmthuốc. Rễ củ của cây này là một dược liệu quý có mặt trong rất nhiềubài thuốc y học cổ truyền với mục đích chữa ho long đờm, thươngtổn, ho lao, sốt, bệnh lý tiểu đường, táo bón, thổ huyết, chảy máucam. Các nghiên cứu trước đây về thành phần hoá học đã chỉ ra rằngcây này có chứa các hợp chất homoisoflavonoid, steroid saponin vàpolysaccharide. Đây là những thành phần có nhiều hoạt tính sinh họcđáng chú ý như kháng viêm, chống oxi hóa, gây độc tế bào, phòng vàngăn ngừa bệnh tiểu đường… Vì vậy đề tài “Nghiên cứu thànhphần hoá học và hoạt tính sinh học của rễ củ cây Mạch môn(Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.)” được thực hiện nhằm 2mục tiêu phát hiện được các hoạt chất có tiềm năng từ cây Mạch môngóp phần làm rõ hơn những công dụng chữa bệnh trong y học cổtruyền đồng thời làm tăng giá trị khoa học của cây này ở Việt Nam.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án  Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất sạch từ rễ củ cây Mạch môn;  Đánh giá tác dụng gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm dựa trên ảnh hưởng ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất phân lập được.3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án  Phân lập các hợp chất từ rễ củ cây Mạch môn bằng các phương pháp sắc ký kết hợp. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp vật lý, hóa học;  Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được; Chương 1. TỔNG QUAN Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hóa học vàhoạt tính sinh học của cây Mạch môn (O. japonicus). Chương 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Mẫu thực vật Mẫu thực vật được PGS.TS. Trần Huy Thái (Viện Sinh tháivà Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ ViệtNam) xác định tên khoa học, tiêu bản lưu tại Viện Sinh thái và Tàinguyên Sinh vật và Viện Hóa sinh biển. 32.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp phân lập và tinh chế các hợp chất Việc phân lập, tinh chế các phần dịch chiết của cây đượcthực hiện bằng các phương pháp: sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớpmỏng điều chế (PTLC), sắc ký cột thường (CC) silica gel với các cỡhạt khác nhau, sắc ký cột pha đảo YMC RP-C18 và ray phân tửSephadex LH-20.2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học Cấu trúc của hợp chất được xác định bằng sự kết hợp giữacác thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại: điểm nóngchảy (Mp), độ quay cực ([α]D), phổ hồng ngoại (FT IR), phổ lưỡngsắc tròn (CD), phổ khối phun mù điện tử (ESI-MS), phổ khối phângiải cao (HR ESI MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân: phổ một chiều(1H NMR, 13 C NMR và DEPT) và phổ 2 chiều (COSY, HSQC,HMBC và NOESY/ROESY).2.2.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học  Hoạt tính gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư người: tế bào ung thư phổi kháng thuốc (A549), ung thư phổi người (LU-1), ung thư biểu mô người (KB) và ung thư da người (SK-Mel-2).  Hoạt tính tính ức chế sản sinh NO trên tế bào đại thực bào RAW264.7 kích thích bởi LPS. 42.3. Phân lập các hợp chất từ rễ củ cây Mạch môn Ophiopogonjaponicus Bột khô rễ củ mạch môn O. japonicus (2.4kg) Ngâm với MeOH (5L×3 lần) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: