Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ
Số trang: 35
Loại file: docx
Dung lượng: 3.78 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và hóa Lí "Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ" có cấu trúc gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết; Chương 2: Tổng quan về hệ chất và phương pháp tính toán; Chương 3: Kết luận và thảo luận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THOA NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC DẪN XUẤT GRAPHENE VÀ RUTILE TiO2 TRONG MÔ HÌNH COMPOSITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ Chuyên ngành: Hóa lí thuyết và hóa lí Mã số: 9440119 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA LÍ THUYẾT VÀ HÓA LÍ Hà Nội 2022 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ 2. PGS. TS. Hoàng Văn Hùng Phản biện 1: GS. TS. Trần Đại Lâm Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Thế Toàn Phản biện 3: PGS. TS. Ngô Tuấn Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU Composite graphene/TiO2 là vật liệu có hoạt tính tốt, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong lĩnh vực quang xúc tác và quang điện. Hệ này là chất xúc tác quang hóa của các phản ứng phân hủy chất hữu cơđộc hại trong nguồn nước thải. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quang xúc tác trongphản ứng phân hủy nước chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành hóa năng và là ứng cử viên sáng giá trong pin Mặt Trời chất màu nhạy quang (DSSC). Không chỉ vậy, vật liệu này còn được sử dụng trong anode của pin lithium, các cảm biến khí, vật liệu phủ ngoài… Trong nước hiện nay có một số nghiên cứu về hệ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm, còn nghiên cứu lí thuyết hầu như chỉ thực hiện với hệ TiO 2 ở dạng cluster đặt trên bề mặt graphene. Ở nước ngoài, cómột số nghiên cứulí thuyết khảo sát hệ dưới dạng tổ hợp của các vật liệu tuần hoàn hai chiều: bề mặt TiO 2 và bề mặt graphene. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung vào composite của bề mặt anatase TiO2 (101). Điều này bắt nguồn một phần do ôđơn vị lục giác của graphene vàôđơn vị của bề mặt anatase (101) đều thuộc cùng một loại. Ngược lại, s ự khác nhau về ô đơn vị của graphene và bề mặt TiO2 rutile (110) là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế nghiên cứu lí thuyết composite graphene/rutile (110). Bề mặt rutile (110) có ô đơn vị hình chữ nhật (rectangular unit cell), còn graphene có ô đơn vị lục giác. Trong thực nghiệm điều chế vật liệu này, thay vì thu được composite graphene/TiO2, sản phẩm chủ yếu là composite của các dạng khử graphene oxide (RGO), hoặc graphene oxide (GO). Gần đây, một vài công trình nghiên cứu lí thuyết về composite RGO/TiO2, GO/TiO2 bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, mô hình RGO, GO được xây dựng bằng việc gắn ngẫu nhiên các nhóm chức epoxy, hoặc cả hai nhóm epoxy và hydroxyl trên bề mặt graphene. Điều này xuất phát từ một thực tế là cấu trúc của RGO, GO vẫn là vấn đề chưa được tường minh. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các nhóm chức chủ yếu trên bề mặt graphene (basal plane) của RGO, GO là epoxy và hydroxyl. Tuy nhiên, thực nghiệm không chỉ ra được cách sắp xếp cụ thể của các nhóm chức này. Có khá nhiều nghiên cứu lí thuyết về cách sắp xếp nhóm epoxy trên bề mặt graphene đãđược công bố. Trong khi đó, việc nghiên cứu lí thuyết dẫn xuất hydroxyl graphene mới chỉ dừng lại ở cách sắp xếp một, hai nhóm chức hydroxyl trên cùng một phía của graphene. Ngoài ra, nhóm chức hóa graphene cũng là một giải pháp hữu hiệu để làm tăng hoạt tính của composite. Các nhóm chức trên bề mặt graphene đóng vai trò như những cầu nối tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển điện tích giữa hai hợp phần. Nhờ đó, sự tái tổ hợp electron và lỗ trống quang sinh bị hạn chế, hoạt tính của composite tăng lên. Do đó, việc đa dạng hóa các nhóm chức trên bề mặt graphene là thực sự cần thiết. Trong những năm gần đây, sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy tính lớn cùng với sự ra đời và cải tiến các phương pháp tính toán hóa học lượng tử, các phần mềm tính toán như Gaussian, Turbomole, Molcas, VASP, … cho phép nghiên cứu các hệ đại phân tử, các hệ tuần hoàn với độ tin cậy cao. Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kết quả phù hợp với thực nghiệm, việc tính toán lí thuyết còn giúp dự đoán, định hướng cho thực nghiệm.Với các lí do trên, chúng em chọn đề tài nghiên cứu là: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ”. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN (1). Nghiên cứu đã chỉ ra được: Trong dẫn xuất GnOH, các nhóm hydroxyl có xu hướng tập hợp tại các vị trí para trên cùng một phía của mặt phẳng graphene để tạo ra các vòng hexa hydroxyl hoàn hảo. Đây là kết quả của sự tạo thành các liên kết hydrogen chuyển dời đỏ OH ∙∙∙ O và các liên kết hydrogen chuyển dời xanh OH ∙∙∙ π giữa các nhóm hydroxyl. Đối với các dẫn xuất G1F với F là–NH2, CH3, OCH3, CHO, COOH và epoxy, Gepo bền nhất, sau đóđến GCH3, rồi GNH2. Dẫn xuất GCOOH kém bền hơn Gepo rất nhiều, điều này phù hợp với thực nghiệm. Các trạng thái xung quanh mức Fermi của G1F được cấu tạo chủ yếu từ các orbital 2pz của X với X là nguyên tử thuộc nhóm chức liên kết trực tiếp với C graphene. (2). Đã thực hiện được: Khảo sát cấu trúc và tính chất electron của bề mặt rutile (110) theo các mô hình slab khác nhau gồm FR (full relax), FIL (fix inner layer) và F2B (fix two bottom). Kết quả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và Hóa lí: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THOA NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC DẪN XUẤT GRAPHENE VÀ RUTILE TiO2 TRONG MÔ HÌNH COMPOSITE BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ Chuyên ngành: Hóa lí thuyết và hóa lí Mã số: 9440119 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA LÍ THUYẾT VÀ HÓA LÍ Hà Nội 2022 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ 2. PGS. TS. Hoàng Văn Hùng Phản biện 1: GS. TS. Trần Đại Lâm Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Thế Toàn Phản biện 3: PGS. TS. Ngô Tuấn Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU Composite graphene/TiO2 là vật liệu có hoạt tính tốt, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong lĩnh vực quang xúc tác và quang điện. Hệ này là chất xúc tác quang hóa của các phản ứng phân hủy chất hữu cơđộc hại trong nguồn nước thải. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quang xúc tác trongphản ứng phân hủy nước chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành hóa năng và là ứng cử viên sáng giá trong pin Mặt Trời chất màu nhạy quang (DSSC). Không chỉ vậy, vật liệu này còn được sử dụng trong anode của pin lithium, các cảm biến khí, vật liệu phủ ngoài… Trong nước hiện nay có một số nghiên cứu về hệ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm, còn nghiên cứu lí thuyết hầu như chỉ thực hiện với hệ TiO 2 ở dạng cluster đặt trên bề mặt graphene. Ở nước ngoài, cómột số nghiên cứulí thuyết khảo sát hệ dưới dạng tổ hợp của các vật liệu tuần hoàn hai chiều: bề mặt TiO 2 và bề mặt graphene. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung vào composite của bề mặt anatase TiO2 (101). Điều này bắt nguồn một phần do ôđơn vị lục giác của graphene vàôđơn vị của bề mặt anatase (101) đều thuộc cùng một loại. Ngược lại, s ự khác nhau về ô đơn vị của graphene và bề mặt TiO2 rutile (110) là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế nghiên cứu lí thuyết composite graphene/rutile (110). Bề mặt rutile (110) có ô đơn vị hình chữ nhật (rectangular unit cell), còn graphene có ô đơn vị lục giác. Trong thực nghiệm điều chế vật liệu này, thay vì thu được composite graphene/TiO2, sản phẩm chủ yếu là composite của các dạng khử graphene oxide (RGO), hoặc graphene oxide (GO). Gần đây, một vài công trình nghiên cứu lí thuyết về composite RGO/TiO2, GO/TiO2 bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, mô hình RGO, GO được xây dựng bằng việc gắn ngẫu nhiên các nhóm chức epoxy, hoặc cả hai nhóm epoxy và hydroxyl trên bề mặt graphene. Điều này xuất phát từ một thực tế là cấu trúc của RGO, GO vẫn là vấn đề chưa được tường minh. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các nhóm chức chủ yếu trên bề mặt graphene (basal plane) của RGO, GO là epoxy và hydroxyl. Tuy nhiên, thực nghiệm không chỉ ra được cách sắp xếp cụ thể của các nhóm chức này. Có khá nhiều nghiên cứu lí thuyết về cách sắp xếp nhóm epoxy trên bề mặt graphene đãđược công bố. Trong khi đó, việc nghiên cứu lí thuyết dẫn xuất hydroxyl graphene mới chỉ dừng lại ở cách sắp xếp một, hai nhóm chức hydroxyl trên cùng một phía của graphene. Ngoài ra, nhóm chức hóa graphene cũng là một giải pháp hữu hiệu để làm tăng hoạt tính của composite. Các nhóm chức trên bề mặt graphene đóng vai trò như những cầu nối tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển điện tích giữa hai hợp phần. Nhờ đó, sự tái tổ hợp electron và lỗ trống quang sinh bị hạn chế, hoạt tính của composite tăng lên. Do đó, việc đa dạng hóa các nhóm chức trên bề mặt graphene là thực sự cần thiết. Trong những năm gần đây, sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy tính lớn cùng với sự ra đời và cải tiến các phương pháp tính toán hóa học lượng tử, các phần mềm tính toán như Gaussian, Turbomole, Molcas, VASP, … cho phép nghiên cứu các hệ đại phân tử, các hệ tuần hoàn với độ tin cậy cao. Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kết quả phù hợp với thực nghiệm, việc tính toán lí thuyết còn giúp dự đoán, định hướng cho thực nghiệm.Với các lí do trên, chúng em chọn đề tài nghiên cứu là: Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của các dẫn xuất graphene và rutile TiO2 trong mô hìnhcompositebằng phương pháp phiếm hàm mật độ”. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN (1). Nghiên cứu đã chỉ ra được: Trong dẫn xuất GnOH, các nhóm hydroxyl có xu hướng tập hợp tại các vị trí para trên cùng một phía của mặt phẳng graphene để tạo ra các vòng hexa hydroxyl hoàn hảo. Đây là kết quả của sự tạo thành các liên kết hydrogen chuyển dời đỏ OH ∙∙∙ O và các liên kết hydrogen chuyển dời xanh OH ∙∙∙ π giữa các nhóm hydroxyl. Đối với các dẫn xuất G1F với F là–NH2, CH3, OCH3, CHO, COOH và epoxy, Gepo bền nhất, sau đóđến GCH3, rồi GNH2. Dẫn xuất GCOOH kém bền hơn Gepo rất nhiều, điều này phù hợp với thực nghiệm. Các trạng thái xung quanh mức Fermi của G1F được cấu tạo chủ yếu từ các orbital 2pz của X với X là nguyên tử thuộc nhóm chức liên kết trực tiếp với C graphene. (2). Đã thực hiện được: Khảo sát cấu trúc và tính chất electron của bề mặt rutile (110) theo các mô hình slab khác nhau gồm FR (full relax), FIL (fix inner layer) và F2B (fix two bottom). Kết quả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa lí thuyết và hóa Lí Mô hình Thomas-Fermi Phương trình Kohn-Sham Bộ hàm cơ sở sóng phẳng Phương pháp tính toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 235 0 0 -
27 trang 194 0 0
-
27 trang 151 0 0
-
29 trang 146 0 0
-
27 trang 135 0 0
-
8 trang 127 0 0
-
27 trang 121 0 0
-
27 trang 120 0 0
-
26 trang 116 0 0
-
28 trang 114 0 0