Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 833.39 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANHNGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội - 2022Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Đức Hiếu 2. TS. Hoàng Thị Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Thế Hùng Phản biện 2: PGS.TS. Mai Ngọc Anh Phản biện 3: TS. Tạ Quang Bình Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường và họp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào hồi 15 giờ, ngày 16 tháng 08 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhằm hướng tới áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và Chuẩnmực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) từ sau năm 2025, Bộ tài chính đã kýQuyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tạiViệt Nam”. Đây được xem như là tuyên bố chính thức của Việt Nam trong việc ủnghộ IFRS, đồng thời đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ có ápdụng bộ chuẩn mực kế toán này. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xâydựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được áp dụng từ năm 2001.Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và nhiềuthông tư hướng dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán quốctế. Tuy nhiên một số VAS không được áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gâytình trạng thiếu quy định hướng dẫn xử lý công việc kế toán như kế toán theo giá trịhợp lý, các vấn đề kế toán giảm giá trị, ghi nhận tổn thất tài sản, nông nghiệp, thămdò và khai thác tài nguyên khoáng sản và kế toán công cụ tài chính dẫn đến khó khăncho công tác kế toán của doanh nghiệp. Căn cứ theo Đề án áp dụng IFRS vào ViệtNam của Bộ Tài chính thì đối tượng áp dụng IFRS bao gồm các doanh nghiệp có nhucầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS. Đối tượng chính được xem là có thểđảm bảo được năng lực và điều kiện áp dụng hệ thống chuẩn mực này là các công tyniêm yết. Theo đề án này thì các doanh nghiệp niêm yết không còn lựa chọn áp dụnghay không áp dụng mà là doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình áp dụng sắp tới.Tuy nhiên, do đặc thù của IFRS là dựa vào nguyên tắc cho nên phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ và kỹ năng của người làm công tác kế toán, điều này có thể phát sinhnhững thách thức trong quá trình áp dụng IFRS. Theo đề án thì các doanh nghiệpchưa thật sự sẵn sàng áp dụng IFRS mà cần thời gian để chuẩn bị các điều kiện vềnhân lực, vật lực, nâng cấp hệ thống thông tin, phần mềm. Vì vậy, các doanh nghiệpViệt Nam cần xác định được những gì đang có, những gì cần có và vạch ra một lộtrình thích hợp để việc áp dụng được thuận lợi và thành công. Nhiều nghiên cứu trênthế giới đã được thực hiện về việc áp dụng IAS/IFRS từ nhiều hướng tiếp cận khácnhau. Các nghiên cứu thường gắn liền với các quốc gia phát triển, hoặc gắn với đặcthù kinh tế xã hội, với nền chính trị và văn hóa đặc trưng của quốc gia mà tác giảnghiên cứu. Bên cạnh đó một số công trình đã nghiên cứu các nhân tố tác động đếnviệc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp của một quốc gia cụ thể như Lahmar & Ali(2017); Mehrnaz, (2017); Al‐Htaybat, (2018); Hà Xuân Thạch & Nguyễn NgọcHiệp, (2018); Lê Trần Hạnh Phương, (2019). Các công trình nghiên cứu về các yếutố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS tại các doanh nghiệp cho thấy việc áp dụngchuẩn mực kế toán quốc tế bị ảnh bởi nhiều yếu tố, có yếu tố trong nghiên cứu nàycó tác động cùng chiều nhưng trong nghiên cứu khác lại tác động ngược chiều. Cáccông trình nghiên cứu tiền nhiệm được thực hiện ở các bối cảnh, không gian và thời 2gian khác nhau cần kiểm định lại trong bối cảnh hiện nay theo Quyết định345/2020/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính. Dựa trên nền tảng học thuật của thế giới và trong nước về các nhân tố tác độngđến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, diễn biến thực tế từ thực trạng áp dụngIAS/IFRS trong những năm qua thì việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến khảnăng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp phi tài chính niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là cần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: