Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 993.91 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án "Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HÀ NHƢ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2023 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Liên Phản biện 2: TS. Huỳnh Lợi Phản biện 3: PGS. TS. Lê Đức Toàn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nên các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH). Ngoài ra, để đánh giá thành quả hoạt động, các nhà quản lý ngày càng chú trọng đến hệ thống đo lường thành quả với những thông tin kết hợp tài chính và phi tài chính. Nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động (TQHĐ) của doanh nghiệp đang thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán. Trên thế giới, theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Preston và Obannon (1997); Moneva và cộng sự (2007); Byus và cộng sự, (2010); Moneva và Ortas (2011); Li và cộng sự (2013), Mercedes và cộng sự (2021) đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, ủng hộ quan điểm rằng việc thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, thu hút khách hàng vì thế nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, một số luận điểm của các bên ủng hộ thuyết thiếu hụt tài nguyên lại tranh cãi rằng việc thực hiện TNXH sẽ gây ra nhiều chi phí hao tổn, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng nguồn lực giới hạn của mình cho việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Hillman và Kein, 2001; Oliztky và cộng sự, 2003; Brammer và Pavelin, 2006). Trong khi đó, Nelling và Webb (2009), Wuttichindanon (2017) không tìm thấy quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang và Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2021). Tuy nhiên, các chỉ số đo lường mức độ CBTT TNXH ở các nghiên cứu này còn khá đơn giản, chỉ tập trung đánh giá số lượng thông tin công bố, do đó chưa phản ánh thực chất việc thực hiện các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp. Xem xét nội dung của TNXH chưa được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như GRI và ISO2600. Nghiên cứu về mối 2 quan hệ giữa thành quả tài chính và TNXH của các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứu không thấy được mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Hơn nữa, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính, chưa chú trọng đến thành quả phi tài chính. Vì vậy, mở rộng nghiên cứu về sự tác động TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên hệ thống đo lường tài chính và phi tài chính ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục tiêu sau đây: (1) Đo lường việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (2) Đánh giá sự tác động trực tiếp của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (3) Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HÀ NHƢ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2023 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Liên Phản biện 2: TS. Huỳnh Lợi Phản biện 3: PGS. TS. Lê Đức Toàn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nên các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH). Ngoài ra, để đánh giá thành quả hoạt động, các nhà quản lý ngày càng chú trọng đến hệ thống đo lường thành quả với những thông tin kết hợp tài chính và phi tài chính. Nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động (TQHĐ) của doanh nghiệp đang thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán. Trên thế giới, theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Preston và Obannon (1997); Moneva và cộng sự (2007); Byus và cộng sự, (2010); Moneva và Ortas (2011); Li và cộng sự (2013), Mercedes và cộng sự (2021) đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, ủng hộ quan điểm rằng việc thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, thu hút khách hàng vì thế nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, một số luận điểm của các bên ủng hộ thuyết thiếu hụt tài nguyên lại tranh cãi rằng việc thực hiện TNXH sẽ gây ra nhiều chi phí hao tổn, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng nguồn lực giới hạn của mình cho việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Hillman và Kein, 2001; Oliztky và cộng sự, 2003; Brammer và Pavelin, 2006). Trong khi đó, Nelling và Webb (2009), Wuttichindanon (2017) không tìm thấy quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang và Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2021). Tuy nhiên, các chỉ số đo lường mức độ CBTT TNXH ở các nghiên cứu này còn khá đơn giản, chỉ tập trung đánh giá số lượng thông tin công bố, do đó chưa phản ánh thực chất việc thực hiện các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp. Xem xét nội dung của TNXH chưa được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như GRI và ISO2600. Nghiên cứu về mối 2 quan hệ giữa thành quả tài chính và TNXH của các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứu không thấy được mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Hơn nữa, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính, chưa chú trọng đến thành quả phi tài chính. Vì vậy, mở rộng nghiên cứu về sự tác động TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên hệ thống đo lường tài chính và phi tài chính ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện với mục tiêu sau đây: (1) Đo lường việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (2) Đánh giá sự tác động trực tiếp của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; (3) Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Kế toán Hoạt động của các doanh nghiệp Tài chính của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 trang 266 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 247 0 0 -
27 trang 210 0 0
-
27 trang 155 0 0
-
29 trang 148 0 0
-
27 trang 139 0 0
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Vấn đề trách nhiệm xã hội với SA8000 tại Việt Nam
24 trang 130 0 0 -
8 trang 129 0 0
-
26 trang 129 0 0
-
27 trang 125 0 0