Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần của KSNB đến hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam; qua đó tác giả đưa ra các khuyến nghị về kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam BM.02.06.SĐH-03a BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------------ NGUYỄN THỊ QUẾ TÁC ĐỘNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội - 2022 1 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Mạnh Dũng 2. TS. Hoàng Thị Việt Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trườngvà họp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào hồi… giờ, ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài KSNB là những chính sách, quy trình, thủ tục do ban quản trị, ban giám đốc và cáccá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để bảo đảm đảm bảo hợp lý về khảnăng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảohiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, KSNBđược thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, Sự tin cậy của báo cáo tài chính, Sự tuân thủpháp luật và các quy định. Có thể hiểu KSNB là chức năng thường xuyên của các đơn vị,tổ chức trên cơ sở xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc, để tìmra những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả cácmục tiêu đã đặt ra. Những biện pháp ngăn chặn các rủi ro phải nhằm đạt được 4 mục tiêusau: nhận diện và kiểm soát rủi ro, sử dụng tài sản đúng mục đích, đảm bảo chất lượngthông tin, thực hiện các quy định có liên quan, bảo đảm được hiệu quả của mọi hoạt độngvà phát huy được năng lực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và chất lượngsử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được kết quả cao nhất trong HĐKD với chi phíbỏ ra ít nhất để đạt được kết quả đó. Với sự đa dạng của hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tăng trưởngngày càng cao tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc vốn hóa thịtrường của các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các nhà đầu tư vốn đangdần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp vì vậy kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệuđang là nhu cầu cấp thiết, là phương sách giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá hiệuquả HĐKD thực tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đặt ra. KSNB sẽ giúp Ban Giám đốcđạt được các mục tiêu hoạt động và ngăn chặn các hoạt động không tuân thủ pháp luật.Hiệu quả HĐKD tốt sẽ có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và tạo động lựcđể động viên mỗi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả HĐKD của các doanh nghiệp đãđược nghiên cứu ở rất nhiều công trình. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp niêm yếttrên Thị trường chứng khoán Việt Nam, mối quan hệ này có thể tiềm ẩn nhiều khía cạnhđặc thù có thể dẫn đến những kết quả khác biệt. Các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam lànhững doanh nghiệp HĐKD với quy mô lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong các công ty niêmyết. Với đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, nhiều ngành nghề khác nhau như: xâydựng, thương mại, công nghiệp, thủy sản, …. Các doanh nghiệp phi tài chính đã đónggóp rất lớn đối với tổng giá trị sản phẩm quốc dân và sự phát triển kinh tế của quốc giaViệt Nam. Vì vậy, hiệu quả HĐKD được doanh nghiệp phi tài chính quan tâm hàng đầu, 2cùng với việc nâng cao trình độ, năng suất và chất lượng. Để đạt được mục tiêu này cácdoanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển thích ứngvới biến động của thị trường, đồng thời phải tổ chức kiểm soát nội bộ chặt chẽ để manglại hiệu quả HĐKD tốt hơn. Trong ngữ cảnh của Việt Nam, các doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò củakiểm soát nội bộ. Các văn bản của nhà nước đã chú trọng đến việc thành lập Ban Kiểmsoát tại các công ty cổ phần. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểmtoán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp.Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Theo Nghị định này, các doanh nghiệpbắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ (KTNB) trong đó có các công ty niêmyết. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB. Theo quy định tại Điều 40, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 về Nguyên tắcquản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Thông tư 116/2020/TT-BTC ngày31/12/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụngđối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Theo đó, Việc quản trịcông ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp, quyđịnh khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc trong đó phải bảo đảm hiệu quảHĐKD của Hội đồng quản trị, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: