Kết quả nghiên cứu của luận án đã tuyển chọn được giống đậu tương ĐT51 có TGST90 – 93 ngày, sinh trưởng tốt, chiều cao cây trung bình, số cành cấp 1 từ 2,5 -3,5 cành/cây, mức nhiễm sâu bệnh hại thấp, khả năng chống đổ tốt, năng suất đạt 2,4 –2,6 tấn/ha, phù hợp để mở rộng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu tại Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương vụ Hè Thu tại Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN PHẠM THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT ĐẬU TƢƠNG VỤ HÈ THU TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên, 2021 Công trình được hoàn thành tại: TRƢ NG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TH I NGU N Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Văn Điền 2. PGS.TS Trần Thị Trường Phản biện 1: .......................................................... Phản biện 2: .......................................................... Phản biện 3: ..........................................................Có thể tìm hiểu luận án tại: ................................................ ................................................ ................................................ 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill, thuộc bộFabaceae, họ Fabales, họ phụ Papilionoideae, chi Glycine, chi phụSoja. Sản phẩm của đậu tương là nguồn thực phẩm cho con người,thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặthàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương là cây trồng ngắn ngàyrất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại câytrồng khác và là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đông Bắc có tổng diện tích đấttự nhiên là 352,664 nghìn ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nôngnghiệp lên đến 112,797 nghìn ha (chiếm 31,89% tổng diện tích đât tựnhiên) (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019). Tỉnh Thái Nguyên cónhiều tiềm năng để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệtlà cây đậu tương, một cây trồng phù hợp với việc luân canh, xen canhvà có tác dụng cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh Thái Nguyên liên tục giảm:năm 2010 diện tích đậu tương là 1567 ha, đến năm 2019 còn 679 ha,sản lượng 1,10 nghìn tấn, năng suất trung bình 1,62 tấn/ha (Cục thốngkê tỉnh Thái Nguyên, 2019). Kết quả điều tra cho thấy tại TháiNguyên, đậu tương vẫn được trồng chủ yếu vào vụ Xuân (chiếm 63%),vụ Hè Thu diện tích trồng thấp (chiếm 37%) (phụ lục 5). Có nhiềunguyên nhân làm diện tích sản xuất đậu tương vụ Hè Thu chưa cao.Trong đó, nguyên nhân chính là người dân chưa có bộ giống đậu tươngmới thích hợp, giống sử dụng chủ yếu vẫn là giống địa phương hoặcgiống DT84 (những giống này đã có biểu hiện thoái hóa, tiềm năngcho năng suất thấp); Biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa phù hợp và chưaáp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất đậu tương; Một số yếu tố ngoạicảnh hạn chế như điều kiện thời tiết trong vụ Hè Thu là nhiệt độ cao và 2mưa lớn. Nếu trong giai đoạn ra hoa gặp nhiệt độ cao sẽ gây hiệntượng rụng hoa, giảm tỉ lệ đậu quả, dẫn đến giảm năng suất; Mưanhiều gió lớn ở giai đoạn quả vào chắc cũng gây ra hiện tượng đổ ngã;Nhiệt độ cao, độ ẩm cao dễ sinh ra sâu bệnh hại như sâu ăn lá, sâu đụcquả, bệnh gỉ sắt ... làm giảm chất lượng hạt. Do đó, việc tuyển chọngiống đậu tương có năng suất cao, ổn định, chống đổ tốt, thời gian sinhtrưởng trung bình cùng với biện pháp kỹ thuật phù hợp là yêu cầu cấpthiết của sản xuất. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiêncứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất đậu tương vụ Hè Thutại Thái Nguyên”.2. Mục tiêu của đề tài - Tuyển chọn được giống đậu tương mới có năng suất cao, ổnđịnh, phù hợp với điều kiện canh tác vụ Hè Thu tại Thái Nguyên. - Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống đậu tươngtuyển chọn làm tăng năng suất và góp phần hoàn thiện quy trình sảnxuất đậu tương vụ Hè Thu tại Thái Nguyên.3. Những đóng góp mới của luận án Đã tuyển chọn được giống đậu tương ĐT51 có TGST 90 – 93ngày, sinh trưởng tốt, chiều cao cây trung bình, số cành cấp 1 từ 2,5 - 3,5cành/cây, mức nhiễm sâu bệnh hại thấp, khả năng chống đổ tốt, năng suấtđạt 2,4 – 2,6 tấn/ha, phù hợp để mở rộng diện tích gieo trồng vụ Hè Thutại Thái Nguyên. Đã xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp và hiệu quả sản xuấtgiống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu. Cụ thể: thời vụ gieo trồngthích hợp từ 26/6 – 16/7; Mật độ 30 cây/m2; Lượng phân bón/ha: 30kg N: 60 kg K2O: 60 kg P2O5: 1000kg phân HCVS Sông Gianh hoặc 5tấn phân chuồng; Sử dụng chế phẩm nano G3 xử lý hạt giống kết hợpbón phân qua lá A4 ở 2 giai đoạn trước khi cây ra hoa và khi cây hìnhthành quả trọn vẹn. ...