Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.91 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp, đánh giá thực tiễn chính sách và tác động của chính sách đối với Việt Nam, trên cơ sở đó luận án dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ________________________________________________ NGUYỄN THỊ LÊ VINH CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 9310201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Nghệ An - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Văn Dũng 2. PGS. TS. Đinh Trung Thành Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường họp tại ……………………………………………………… vào hồi ……….. giờ …… ngày…… tháng …… năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh. - Thư viện Quốc gia Việt Nam. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) là một khu vực địa lý rộng lớn, chiếm 46% diện tích toàn cầu, là huyết mạch thương mại toàn cầu do tập trung nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới. Tuy nhiên trong một thời gian dài sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đây lại là khu vực ít được Cộng hòa Pháp chú ý. Trong giai đoạn đó, Cộng hòa Pháp tập trung xây dựng châu Âu, hướng tới các nước láng giềng và coi khu vực châu Phi là ưu tiên về đối ngoại. Cộng hòa Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Trong bối cảnh CA-TBD ngày càng trở thành trung tâm và động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, Cộng hòa Pháp xác định chiến lược đối ngoại là không thể đứng ngoài CA-TBD. Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Pháp thể hiện mong muốn của cường quốc hàng đầu châu Âu đẩy mạnh tốc độ “xoay trục” sang châu Á, cũng như xích lại gần hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực “có tiềm năng rất lớn” về kinh tế. Nhìn lại gần 50 năm quan hệ chính thức Việt Nam - Pháp (1973 - 2022), có thể thấy đây là mối quan hệ có khởi nguồn, hình thành và phát triển trong điều kiện đặc biệt. Việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 không chỉ phản ánh một mối quan hệ bền chặt được thiết lập và củng cố trong nhiều thập kỷ trước đó, mà còn thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai bên đưa quan hệ song phương phát triển vượt bậc hơn, sâu rộng hơn với một tầm nhìn lâu dài, vững chắc. Thế giới đang trong thời kỳ chuyển đổi với nhiều yếu tố khó lường. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt Chỉ thị 32-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/02/2019; Nghị quyết đại hội XIII, cần không ngừng theo dõi, quan sát, đánh giá và dự báo sát với tình hình thực tế, chỉ rõ những cơ hội và thách thức đối ngoại của đất nước. Từ đó, hoạch định chủ trương và chính sách cụ thể để bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Với những ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài “Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam” làm luận án tiến sĩ 2 chuyên ngành Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp, đánh giá thực tiễn chính sách và tác động của chính sách đối với Việt Nam, trên cơ sở đó luận án dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án. - Làm rõ mục tiêu, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp. - Đánh giá thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp từ năm 2012 đến nay và tác động của chính sách đối với Việt Nam. - Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp, đề xuất hệ thống quan điểm và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại với Việt Nam trong bối cảnh Cộng hòa Pháp xoay trục sang CA-TBD. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung Nghiên cứu nội dung chính sách, việc triển khai chính sách với một số đối tác chính, những tác động của chính sách, chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. 3.2.2. Về không gian Khu vực CA-TBD xét về địa chính trị rất rộng. Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các đối tác lớn của Cộng hòa Pháp bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 3.2.3. Về thời gian Nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và tác 3 động đối với Việt Nam từ năm 2012 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. 4.2. Phương pháp ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: