Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học đất: Đánh giá khả năng cung cấp lân trong đất trên một số vùng trồng rau màu trọng điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.43 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của luận án nhằm đánh giá hiện trạng chất lân trong đất và khả năng cung cấp lân trên các vùng trồng rau màu trọng điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân phù hợp, giảm chi phí bón phân lân và tăng thu nhập cho nông dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học đất: Đánh giá khả năng cung cấp lân trong đất trên một số vùng trồng rau màu trọng điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ------------ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ NGÀNH: 62-62-01-03 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP LÂN TRONGĐẤT TRÊN MỘT SỐ VÙNG TRỒNG RAU MÀU TRỌNG ĐIỂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. NGUYỄN MỸ HOA 2015 CẢM TẠ Xin được gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm KhoaNN&SHƯD Trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là Qúy thầy cô ở Bộ môn Khoahọc đất - những người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và cung cấp chochúng tôi những kiến thức quý báu, bổ ích về chuyên ngành Khoa học đất. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô và các anh chị phòng thínghiệm hoá lý Bộ môn Khoa học đất đã giúp đỡ chân thành và hỗ trợ phântích thí nghiệm trong suốt thời gian tôi làm luận án này. Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn: Trân, Duy, Huyền, Đức, Quyên, Tiền,Trúc, Loan, Nam, Tân, Phước, Linh và gia đình Chú Khiểm, Chú Khánh, chúLục, anh Thanh, anh Cất và anh Hải ở xã Mỹ An huyện Chợ Mới tỉnh AnGiang đã hỗ trợ tôi thực hiện luận án này. Thân gởi về các anh thân thiết lớp Nghiên cứu sinh Khoa học đất khóa2010 những tình cảm sâu sắc và xin chúc các anh gặt hái được nhiều thànhcông trong cuộc sống. Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa NNTS vàcác bạn đồng nghiệp Trường Đại học Trà Vinh - Nơi tôi đang công tác - đã tạođiều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khoá học này. Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: Cô PGs.Ts Nguyễn Mỹ Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình vềchuyên môn và giúp tôi lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới trong lĩnh vựcnghiên cứu và hoàn thành tốt luận án. Song thân quá cố, Anh, Chị, ông xã Võ Minh Hải và hai đứa con bé bổngcủa tôi luôn là nguồn động viên, là chổ dựa tinh thần, luôn ủng hộ và giúp đỡtôi rất nhiều trong suốt con đường học tập và hoàn thiện luận án này. Tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với tấm lòng trân trọng và mãi luôn ghi nhớnhững công ơn quý báu này! Phạm Thị Phương Thúy 3Phạm Thị Phương Thúy, 2015 “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP LÂNTRONG ĐẤT TRÊN MỘT SỐ VÙNG TRỒNG RAU MÀU TRỌNG ĐIỂMỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Luận án tiến sĩ Khoa Học Đất.KhoaNông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn chính: PGS. TS. NGUYỄN MỸ HOA TÓM LƯỢC Việc bón lân cao trong canh tác cây trồng đang đặt ra nhiều vấn đề cầnquan tâm về khả năng tích lũy lân cao trong đất, về sự đáp ứng của cây trồngđối với phân lân, về khả năng giảm lượng phân lân sử dụng và nguy cơ trực dilân ra môi trường. Ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) trên các vùng trồngrau màu chuyên canh, phân lân được sử dụng với liều lượng cao mà không chúý đến tính chất đất nên khả năng tích lũy lân cao là rất lớn. Do đó nghiên cứuđược thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng cung cấp lân từ đất làm cơsở khuyến cáo lượng phân lân bón phù hợp. Nghiên cứu được thực hiện gồm 5nội dung: (1) Hiện trạng bón phân lân ở 4 vùng trồng rau chuyên canh trọngđiểm ở ĐBSCL bao gồm Thốt Nốt - Cần Thơ, Chợ Mới - An Giang, Bình Tân- Vĩnh Long và Châu Thành - Trà Vinh; (2) Hiện trạng chất lân và các thànhphần lân trong đất theo Chang - Jackson và Hedley (3) Đánh giá sự hấp phụlân trong đất (4) Đánh giá sự phóng thích lân trong đất và (5) Đánh giá sự đápứng của cây bắp đối với phân lân trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông dân vùng trồng rau màu trọng điểmở ĐBSCL đã bón lân cao hơn so với khuyến cáo chiếm từ 50 - 80% số hộ khảosát với lượng bón trung bình > 92,5 kgP2O5/ha trên các đối tượng rau màu chủlực như bắp nếp, bắp rau, khoai lang, dưa leo. Trên đất nghiên cứu thuộc cácnhóm đất như Fluvisols, Gleysols và Arenosols được trồng rau màu trồng raumàu trọng điểm ở ĐBSCL, đa số có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu đạtmức giàu. Thành phần lân trong các nhóm đất trồng rau trọng điểm ở ĐBSCLchủ yếu là Fe - P > Ca – P > Al - P. Trong đó, thành phần lân NaHCO3 - Pi cóhàm lượng cao nhất trong thành phần lân dễ tiêu, thành phần lân NaOH - Picó hàm lượng cao nhất trong thành phần lân khó tiêu và có mối tương quanvới lân dễ tiêu trong đất. Hàm lượng lân hấp phụ tối đa đạt từ 555,3 - 714,3mgP/kg tương đương 2.776,8 - 3.571,2 kgP2O5/ha trên nhóm đất có hàm lượnglân dễ tiêu thấp và đạt thấp trên nhóm đất có lân dễ tiêu trung bình và cao vớihàm lượng lân hấp phụ tối đa đạt 149,3 - 555,3 mgP/kg tương đương 746,4 -2.776,8 kgP2O5/ha. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: