Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp tiểu học

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp TH, luận án "Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp tiểu học" đề xuất biện pháp dạy học đọc hiểu phù hợp với học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp TH, nhằm hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo khả năng, góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh khuyết tật trí tuệ trong trường TH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp tiểu học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM HÀ THƯƠNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂUCHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ HỌC HOÀ NHẬP ĐẦU CẤP TIỂU HỌCChuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mônMã số: 9 14 01 11TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2023 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh 2. PGS.TS. Trần Thị Hiền Lương Phản biện 1: .................................................................... ................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Khoahọc Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, vào hồi …… giờ ……phút…… ngày …… tháng …… năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Giáo dục học sinh khuyết tật nhằm đảm bảo công bằng trong giáo dục và nângcao chất lượng giáo dục ở Việt Nam Công bằng trong GD là đáp ứng nhu cầu của mọi người học. GD HSKT trởthành xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo các quyền cơbản của mọi trẻ em trong đó có trẻ em KT. Điều này được quy định trong nhiều vănbản quốc tế và văn bản chỉ đạo của chính phủ cũng như của ngành GD trong thời gianqua.1.2. Dạy học đọc hiểu cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực là yêu cầu cấp thiếttrong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Tiếng Việt Từ năm 2018, CT GDPT được xây dựng trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diệnGD&ĐT; gắn với định hướng phát triển chung của UNESCO về GD. CT môn TiếngViệt sau 2018 bám sát vào mục tiêu của CT GDPT - định hướng phát triển NL, quantâm nhiều hơn đến khả năng và nhu cầu của HS, hướng đến phát triển NL phù hợp vớiHS trong đó có HSKT học hòa nhập.1.3. Phát triển kĩ năng đọc hiểu có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và hòanhập đối với học sinh khuyết tật trí tuệ Theo số liệu từ Báo cáo điều tra về người khuyết tật được Tổng cục thống kêcông bố năm 2018, KTTT là một dạng tật phổ biến trong các dạng KT, chiếm khoảng30% trong tổng số khoảng 1,3 triệu trẻ KT. Theo số liệu 2013 của Bộ GD&ĐT, họcsinh KTTT học hòa nhập chiếm gần 70%. Việc DHĐH giúp HS KTTT có được nhữngkiến thức và KN nền tảng, cơ bản để chiếm lĩnh kiến thức ở các môn học khác cũngnhư kiến thức chung trong xã hội, giúp các em có được KN sống cần thiết (KN tự phụcvụ, KN xã hội, KN giao tiếp,...). Bằng hoạt động đọc, HS thu nhận được lượng thôngtin nhiều nhất, nhanh nhất, dễ dàng nhất để từng bước nâng cao nhận thức, mở rộnghiểu biết, tự tin và hòa nhập cuộc sống.1.4. Thực tế nghiên cứu về dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòanhập đầu cấp tiểu học còn nhiều khoảng trống Vấn đề DHĐH cho HS TH được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, song chủ yếuhướng đến đối tượng HS đại trà. Ở chuyên ngành GDĐB, các công trình nghiên cứutrong khoảng mười năm trở lại đây cho thấy các nhà khoa học, các nhà GD đã bắt đầu 1quan tâm đến quá trình DH, phương pháp DH HSKT. Tuy nhiên, theo những tài liệuchúng tôi tập hợp được thì chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về DHĐHcho HSKT nói chung và HS KTTT nói riêng. Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là “Biệnpháp dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập đầu cấp tiểu học”,mong muốn đề xuất các biện pháp phát triển KN ĐH cho HS KTTT học hòa nhập đầucấp TH, góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho HS KTTT trong trường TH hòanhập.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề2.1. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu ở cấp tiểu học Chúng tôi nghiên cứu các công trình của các tác giả nước ngoài như: Rouch vàBirr (1984), Kemba A. N’Namdi (2005), Paula J. Clarke (2013), R. Goigoux và S.Cèbe (2011), J. Oakhill, K. Cain và C. Elbro (2015),… và các tác giả Việt Nam như:Trần Đình Sử (2007, 2011), Nguyễn Thanh Hùng (2011), Trịnh Thị Cẩm Ly (2017),Phạm Thị Huệ (2010), Lê Phương Nga (1995, 2001, 2009, 2014), Lê Phương Nga vàNguyễn Trí (1999), Nguyễn Thị Hạnh (1995, 1996, 2002), Phạm Thị Thu Hương(2012), Nguyễn Thị Hạnh và Trần Thị Hiền Lương (2020),... Tổng quan về các côngtrình nghiên cứu về DHĐH ở TH, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả quan tâm nhiềuđến tiến trình DHĐH VB với các bước cụ thể, phương pháp DHĐH và các công cụđánh giá HS trong quá trình dạy và học. Việc tiếp cận xu hướng về CT GDPT năm 2018 đã một lần nữa khẳng định ĐHvà NL ĐH là một yếu tố quan trọng trong quá trình GD nhằm phát huy tối đa khả năngcủa HS. Các nghiên cứu của các nhà GD Việt Nam ngày càng gần hơn với xu thế GDcủa một số nước tiên tiến trên thế giới. Vấn đề nghiên cứu về ĐH ngày càng đượcnhiều nhà khoa học, nhà GD quan tâm. Những nghiên cứu cụ thể trên ngôn ngữ tiếngViệt đã làm sáng tỏ những lí thuyết về ĐH cũng như ứng dụng thực tiễn các nghiêncứu vào giảng dạy ở các cấp học, bậc học.2.2. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ đầu cấptiểu học Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu một số tài liệu của các tác giảnước ngoài như: Thomas (1996), Polloway, Patton, và Serna (2001), K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: