Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu xây dựng quy trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của giảng viên Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng hiệu quả đào tạo của các trường Cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ THƠ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : 62.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ VÂN ANH 2. TS. NGUYỄN HỒNG THUẬN Phản biện 1: PGS.TS MẶC VĂN TIẾN Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC MINH Phản biện 3: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Vào hồi....giờ...., ngày.....tháng......năm....... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo định hướng chiến lược của Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2030, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trong Đại hội Đảng lần thứ XI đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020: “Phát triển dạy nghề là sự nghiệp, trách nhiệm của toàn xã hội” với mục tiêu cụ thể đưa ra: đến năm 2015 có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 40% (tương đương 23,5 triệu người và 55% đến năm 2020 (tương đương 34,4 triệu người). Về đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề (GVCĐN) đến năm 2015 có 13.000 GV; đến năm 2020 đội ngũ GVCĐN có 28.000 giáo viên. Trong các giải pháp của chiến lược có đề cập đến việc phát triển đội ngũ GV và CBQL dạy nghề: Chuẩn hóa giáo viên dạy nghề (GVDN), đồng thời chiến lược cũng đề cập đến công tác NCKH thông qua việc “đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; NCKH dạy nghề”. Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ chủ chốt của GV các trường ĐH, CĐ. Đối với GVDN đã có quy định rõ qua thông tư số 09 /2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB & XH về việc Hướng dẫn chế độ làm việc của GVDN, trong đó hoạt động NCKH của GVDN: “Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, NCKH:12 tuần đối với giáo viên dạy cao đẳng nghề; 8 tuần đối với giáo viên dạy trung cấp nghề”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho GVDN rất cần thiết để tạo ra đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề được chú trọng nhiều, tuy nhiên bồi dưỡng về NCKH cho GVDN thực tế chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động NCKH-CN tại các trường CĐN còn nhiều hạn chế, các đề tài nghiên cứu (NC) chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh về cơ sở lý luận đến thực tiễn và chưa có qui trình đánh giá các công trình NC một cách cụ thể, năng lực (NL) NC của GVDN còn yếu. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động NCKH-CN của GVCĐN vùng ĐBSCL, góp phần nâng hiệu quả đào tạo của các trường CĐN trong giai đoạn hiện nay ở vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1 Khách thể NC: Hoạt động NCKH-CN của GVCĐN. 3.2 Đối tượng NC: Quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL. 4. Giả thuyết khoa học: Hoạt động NCKH-CN và năng lực NCKH-CN của GVCĐN còn gặp nhiều khó khăn: trong việc tìm ý tưởng và phát hiện vấn đề cần nghiên cứu; trong việc đưa ra các luận điểm khoa học và xác định kiến thức, kỹ năng nền tảng của chuyên môn kỹ thuật để ứng dụng vào quá trình thực hiện các nghiên cứu. Phần lớn GVCĐN còn thiếu kiến thức, kỹ năng trong việc thiết kế bộ công cụ khảo sát và xử lý dữ liệu dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại; Và, đặc biệt khó khăn trong việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Nếu có được quy trình bồi dưỡng NCKH-CN cho GVCĐN theo hướng tiếp cận năng lực, nội dung bồi dưỡng có tính thách thức, khuyến khích được 2 GVCĐN tham gia bồi dưỡng có hướng suy nghĩ chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tiếp thu được kiến thức, kỹ năng về NCKH-CN dựa trên sự trải nghiệm và kinh nghiệm chuyên môn của bản thân thì sẽ nâng cao năng lực NCKH-CN của đội ngũ GVCĐN vùng ĐBSCL, đồng thời góp phần nâng chất lượng giảng dạy của GVCĐN vùng ĐBSCL. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bồi dưỡng NL NCKH-CN cho GVCĐN. - Phân tích và đánh giá thực trạng về bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL. - Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL. - Tổ chức thử nghiệm 02 mô đun trong nội dung bồi dưỡng, đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau: - Giới hạn về nội dung NC: Luận án tập trung nghiên cứu quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN thuộc một số khối ngành kỹ thuật (Điện, Điện Tử, Tin Học, Cơ Khí, Công nghệ Ô Tô) cho GVCĐN vùng ĐBSCL. Nội dung quy trình bồi dưỡng trong luận án được nghiên cứu theo tiếp cận năng lực. - Giới hạn về đối tượng khảo sát, điều tra: 280 GV và 70 CBQL của 07 trường CĐN (CĐN Cần Thơ; CĐN Sóc Trăng; CĐN An Giang; CĐN Tiền Giang; CĐN Long An; CĐN Kiên Giang; CĐN Đồng Tháp) thuộc vùng ĐBSCL. Phỏng vấn trò chuyện 07 CBQL, chuyên viên của 03 sở khoa học công nghệ (Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang). - Giới hạn về địa bàn NC: Khảo sát, điều tra 07 trường CĐN của 13 tỉnh/thành vùng ĐBSCL. - Giới hạn về tổ chức thử nghiệm: Luận án sẽ tổ chức thử nghiệm 02 mô đun trong nội dung của quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GV trường CĐN Cần Thơ. 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp tiếp cận: Tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: