Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 607.20 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài được xác định nhằm làm rõ gồm: Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học. Bản chất, nguyên tắc, đặc điểm và quy trình dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. Thực trạng của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VÕ THỊ NHƯ UYÊN DẠY HỌC KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN HỌC BẰNG LÀM Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam Phản biện 1: PGS.TS. Thái Thế Hùng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Mạc Văn Tiến Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Phòng bảo vệ luận án, tầng 2 nhà Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội vào hồi .... giờ ..... ngày .... tháng .... năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội. Hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị trung ương 8 Khóa XI đã thể hiện quan điểm xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp; đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ và khuyến khích tự học; đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học theo hướng chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành; đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức, năng lực thực hành. Kỹ thuật cơ khí là ngành đào tạo truyền thống và lâu đời của khối ngành kỹ thuật tại trường đại học. Từ năm 2010 cho đến nay, việc sử dụng mô hình đào tạo tiên tiến (chẳng hạn như CDIO) trong phát triển chương trình đào tạo kĩ sư đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các trường đại học tại Việt Nam (trong đó có ngành kỹ thuật cơ khí). Tuy nhiên, việc dạy học kỹ thuật cơ khí vẫn chậm đổi mới, chưa giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề kỹ thuật thực tế để tự hành động giải quyết vấn đề. Học bằng làm là một cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, trong đó kiến thức mới được tạo ra thông qua các việc trực tiếp đảm đương các nhiệm vụ kỹ thuật thực tế. Trong đó, người học thực sự trở thành những “nhà thực nghiệm” để khám phá những giả thuyết khác nhau nhằm tối ưu hóa các vấn đề kỹ thuật. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm” là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm nhằm nâng cao kết quả học tập và thúc đẩy sự tham gia học tập chủ động của sinh viên. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học kỹ thuật cơ khí cho sinh viên đại học hệ chính quy ở các trường gồm: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này xác định được bốn đối tượng nghiên cứu cần làm rõ gồm: (1) Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học. (2) Bản chất, nguyên tắc, đặc điểm và quy trình dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. (3) Thực trạng của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. (4) Các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm 4. Giả thuyết khoa học Những phán đoán cần chứng minh về đối tượng nghiên cứu gồm: (1) Mô hình học bằng trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học là sự phát triển mô hình học tập trải nghiệm trong lĩnh vực dạy học kỹ thuật cơ khí. (2) Giảng viên kiến tạo nhiệm vụ kỹ thuật – sinh viên tìm tòi thực nghiệm là bản chất của dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. (3) Thực trạng dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học là chưa chú trọng đến học bằng làm. (4) Quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm sẽ tác động tích cực đến kết quả và quá trình học tập của sinh viên ở các nội dung gia công và chế tạo cơ khí, thiết kế kĩ thuật cơ khí. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý luận và thực trạng) của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. 3 - Đề xuất quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Luận án này tiếp cận về học bằng làm dưới phương diện quá trình (không phải phương diện hoạt động) theo quan điểm của Kolb (1984), Bates (2015). - Về thực trạng: Nghiên cứu thực trạng ở các trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Thời gian vào tháng 8 năm 2018. - Về thực nghiệm: Phân tích chương trình đào tạo kĩ thuật cơ khí tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để thiết kế bài giảng minh họa. Tổ chức phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào học kì I năm học 2018-2019. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận, các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp hỗ trợ khác. 8. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án - Dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm cần dựa trên một mô hình mô tả rõ các hoạt động học bằng làm của sinh viên. Mô hình học bằng làm trong dạy học kĩ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VÕ THỊ NHƯ UYÊN DẠY HỌC KỸ THUẬT CƠ KHÍ Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN HỌC BẰNG LÀM Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam Phản biện 1: PGS.TS. Thái Thế Hùng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Mạc Văn Tiến Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Phòng bảo vệ luận án, tầng 2 nhà Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội vào hồi .... giờ ..... ngày .... tháng .... năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội. Hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị trung ương 8 Khóa XI đã thể hiện quan điểm xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp; đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ và khuyến khích tự học; đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học theo hướng chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành; đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức, năng lực thực hành. Kỹ thuật cơ khí là ngành đào tạo truyền thống và lâu đời của khối ngành kỹ thuật tại trường đại học. Từ năm 2010 cho đến nay, việc sử dụng mô hình đào tạo tiên tiến (chẳng hạn như CDIO) trong phát triển chương trình đào tạo kĩ sư đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các trường đại học tại Việt Nam (trong đó có ngành kỹ thuật cơ khí). Tuy nhiên, việc dạy học kỹ thuật cơ khí vẫn chậm đổi mới, chưa giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề kỹ thuật thực tế để tự hành động giải quyết vấn đề. Học bằng làm là một cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, trong đó kiến thức mới được tạo ra thông qua các việc trực tiếp đảm đương các nhiệm vụ kỹ thuật thực tế. Trong đó, người học thực sự trở thành những “nhà thực nghiệm” để khám phá những giả thuyết khác nhau nhằm tối ưu hóa các vấn đề kỹ thuật. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm” là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm nhằm nâng cao kết quả học tập và thúc đẩy sự tham gia học tập chủ động của sinh viên. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học kỹ thuật cơ khí cho sinh viên đại học hệ chính quy ở các trường gồm: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này xác định được bốn đối tượng nghiên cứu cần làm rõ gồm: (1) Mô hình học bằng làm trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học. (2) Bản chất, nguyên tắc, đặc điểm và quy trình dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. (3) Thực trạng của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. (4) Các biện pháp dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm 4. Giả thuyết khoa học Những phán đoán cần chứng minh về đối tượng nghiên cứu gồm: (1) Mô hình học bằng trong dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học là sự phát triển mô hình học tập trải nghiệm trong lĩnh vực dạy học kỹ thuật cơ khí. (2) Giảng viên kiến tạo nhiệm vụ kỹ thuật – sinh viên tìm tòi thực nghiệm là bản chất của dạy học kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm. (3) Thực trạng dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học là chưa chú trọng đến học bằng làm. (4) Quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm sẽ tác động tích cực đến kết quả và quá trình học tập của sinh viên ở các nội dung gia công và chế tạo cơ khí, thiết kế kĩ thuật cơ khí. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý luận và thực trạng) của dạy học kỹ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. 3 - Đề xuất quy trình thiết kế dạy học kĩ thuật cơ khí ở đại học theo tiếp cận học bằng làm. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Luận án này tiếp cận về học bằng làm dưới phương diện quá trình (không phải phương diện hoạt động) theo quan điểm của Kolb (1984), Bates (2015). - Về thực trạng: Nghiên cứu thực trạng ở các trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Thời gian vào tháng 8 năm 2018. - Về thực nghiệm: Phân tích chương trình đào tạo kĩ thuật cơ khí tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để thiết kế bài giảng minh họa. Tổ chức phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vào học kì I năm học 2018-2019. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận, các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp hỗ trợ khác. 8. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án - Dạy học kĩ thuật cơ khí theo tiếp cận học bằng làm cần dựa trên một mô hình mô tả rõ các hoạt động học bằng làm của sinh viên. Mô hình học bằng làm trong dạy học kĩ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục Kĩ thuật Công nghiệp Khoa học giáo dục Dạy học kĩ thuật cơ khíGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 450 0 0
-
205 trang 431 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
174 trang 336 0 0
-
206 trang 305 2 0
-
5 trang 288 0 0
-
228 trang 272 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 244 0 0