Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 428.16 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của Luận án này nghiên cứu lí luận và thực trạng về dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí, thiết kế quy trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường THPT thông qua môn Vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN VƯƠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO MÔ HÌNH STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA MÔN VẬT LÍ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học sư phạm Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Thị Tình 2. PGS.TS. Hà Thế Truyền Phản biện 1: PGS.TS Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Thư viện Quốc Gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hộinghị Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo” đã nêu rõ định hướng đổi mới GD là: “chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu chú trọng kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học”, “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn,giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội”, đáp ứng yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế của đất nước. 1.2. Dạy học tích hợp đang trở thành một quan điểm dạy học phổbiến trên thế giới hiện nay nhằm nâng cao năng lực người học, đào tạonhững người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề trongcuộc sống. Dạy học tích hợp đảm bảo một cách tốt nhất nguyên tắc giáodục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Với phương thứcdạy học hướng kỹ năng và tiếp cận các vấn đề thực tế, dạy học tích hợpphát huy tốt nhất khả năng của người học và đào tạo người học một cáchtoàn diện. Những ưu điểm của dạy học tích hợp phù hợp mục tiêu, nguyêntắc của giáo dục Việt Nam đã được quy định trong Luật Giáo dục. 1.3. Lý luận về dạy học tích hợp đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứuvà vận dụng thành công ở các nước trên thế giới. Những nghiên cứu này cónghĩa quan trọng đối với giáo dục phổ thông Việt Nam trong việc nghiên cứu,vận dụng vào công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông saunăm 2015. Ở trong nước, những nghiên cứu về dạy học tích hợp chủ yếu làtrong đào tạo nghề và giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứuchuyên sâu về dạy học tích hợp ở trường THPT thông qua môn Vật lí. 1.4. Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5năm 2017 đã đưa ra giải pháp: “... Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nộidung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực cókhả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tậptrung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học 2(STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông....” vànhiệm vụ cụ thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo: “... Thúc đẩy triển khai giáodục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chươngtrình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thôngngay từ năm học 2017 – 2018....; tăng cường giáo dục những kỹ năng,kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với yêu cầu củacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ”. Từ những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Dạyhọc tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông quamôn Vật lí ” là cần thiết vừa góp phần hoàn thiện khung lý thuyết dạy họctích hợp ở trường THPT vừa cụ thể hóa việc tổ chức dạy học tích hợp và dạyhọc tích hợp theo mô hình STEM ở trường THPT thông qua môn Vật lí. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về dạy học tích hợp theomô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí, thiếtkế quy trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường THPT thôngqua môn Vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dạy học tích hợp ở trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thôngthông qua môn Vật lí 4. Giả thuyết khoa học Các trường THPT được nghiên cứu đã và đang thực hiện dạy họctích hợp và dạy học tích hợp theo mô hình STEM thông qua môn Vật lí,tuy nhiên chủ yếu chỉ đạt ở mức độ hiếm khi, nên hiệu quả dạy học khôngcao. Nếu thiết kế qui trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM thông quamôn Vật lí phù hợp với yêu cầu dạy học và đặc điểm của các nhà trường,sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh và đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học tích hợp theo mô hìnhSTEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dạy học tích hợptheo mô hình STEM ở trường THPT khu vực Duyên hải Bắc Bộ thôngqua môn Vật lí 5.3. Thiết kế và thực nghiệm qui trình dạy học tích hợp theo môhình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Thiết kế qui trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trườngTHPT công lập thông qua môn Vật ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN VƯƠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO MÔ HÌNH STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA MÔN VẬT LÍ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học sư phạm Hà Nội Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Thị Tình 2. PGS.TS. Hà Thế Truyền Phản biện 1: PGS.TS Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Thư viện Quốc Gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hộinghị Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo” đã nêu rõ định hướng đổi mới GD là: “chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu chú trọng kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học”, “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn,giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội”, đáp ứng yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế của đất nước. 1.2. Dạy học tích hợp đang trở thành một quan điểm dạy học phổbiến trên thế giới hiện nay nhằm nâng cao năng lực người học, đào tạonhững người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề trongcuộc sống. Dạy học tích hợp đảm bảo một cách tốt nhất nguyên tắc giáodục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Với phương thứcdạy học hướng kỹ năng và tiếp cận các vấn đề thực tế, dạy học tích hợpphát huy tốt nhất khả năng của người học và đào tạo người học một cáchtoàn diện. Những ưu điểm của dạy học tích hợp phù hợp mục tiêu, nguyêntắc của giáo dục Việt Nam đã được quy định trong Luật Giáo dục. 1.3. Lý luận về dạy học tích hợp đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứuvà vận dụng thành công ở các nước trên thế giới. Những nghiên cứu này cónghĩa quan trọng đối với giáo dục phổ thông Việt Nam trong việc nghiên cứu,vận dụng vào công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông saunăm 2015. Ở trong nước, những nghiên cứu về dạy học tích hợp chủ yếu làtrong đào tạo nghề và giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứuchuyên sâu về dạy học tích hợp ở trường THPT thông qua môn Vật lí. 1.4. Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5năm 2017 đã đưa ra giải pháp: “... Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nộidung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực cókhả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tậptrung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học 2(STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông....” vànhiệm vụ cụ thể với Bộ Giáo dục và Đào tạo: “... Thúc đẩy triển khai giáodục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chươngtrình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thôngngay từ năm học 2017 – 2018....; tăng cường giáo dục những kỹ năng,kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với yêu cầu củacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ”. Từ những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Dạyhọc tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông quamôn Vật lí ” là cần thiết vừa góp phần hoàn thiện khung lý thuyết dạy họctích hợp ở trường THPT vừa cụ thể hóa việc tổ chức dạy học tích hợp và dạyhọc tích hợp theo mô hình STEM ở trường THPT thông qua môn Vật lí. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về dạy học tích hợp theomô hình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí, thiếtkế quy trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường THPT thôngqua môn Vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dạy học tích hợp ở trường THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trường trung học phổ thôngthông qua môn Vật lí 4. Giả thuyết khoa học Các trường THPT được nghiên cứu đã và đang thực hiện dạy họctích hợp và dạy học tích hợp theo mô hình STEM thông qua môn Vật lí,tuy nhiên chủ yếu chỉ đạt ở mức độ hiếm khi, nên hiệu quả dạy học khôngcao. Nếu thiết kế qui trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM thông quamôn Vật lí phù hợp với yêu cầu dạy học và đặc điểm của các nhà trường,sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh và đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học tích hợp theo mô hìnhSTEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dạy học tích hợptheo mô hình STEM ở trường THPT khu vực Duyên hải Bắc Bộ thôngqua môn Vật lí 5.3. Thiết kế và thực nghiệm qui trình dạy học tích hợp theo môhình STEM ở trường trung học phổ thông thông qua môn Vật lí. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Thiết kế qui trình dạy học tích hợp theo mô hình STEM ở trườngTHPT công lập thông qua môn Vật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục Phương pháp dạy học tích hợp Mô hình dạy học STEM Đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 436 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
206 trang 298 2 0
-
5 trang 266 0 0
-
56 trang 263 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 232 1 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 223 0 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 223 0 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 190 0 0 -
27 trang 189 0 0