Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên ở trình độ cao đẳng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận án này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ ĐỨC NGỌC DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAMChuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kĩ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2021Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Lê Huy Hoàng Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Vũ Xuân Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Anh Tuấn Phản biện 3: PGS.TS. Phó Đức HòaLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Phòng bảo vệ luận án, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội vào hồi .... giờ ..... ngày .... tháng 10 năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Hà Nội. Hoặc thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Căn cứ cơ sở pháp lí cho dạy học với các công nghệ mới nổitrong giáo dục nghề nghiệp Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu rõ giảipháp: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, đếnnăm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp có khả năng ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 được Hội nghị trungương 8 (khóa XI) thông qua nêu rõ giải pháp cốt lõi: chuyển từ họcchủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Điều 36, Luật GDNN 2014 nêu rõ yêu cầu về việc tăng cường sửdụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,truyền thông trong dạy và học. 1.2. Cơ sở thực tiễn cho dạy học với các công nghệ mới nổi tronggiáo dục nghề nghiệp Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởnglớn đến hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN), làm thay đổi nhiềutrong phương pháp và thói quen dạy học. Để ứng phó với những tácđộng của dịch bệnh, Tổng cục GDNN đã ban hành các văn bản nhằmkhuyến khích các nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) trong tổ chức và quản lý đào tạo, trong đó khuyến khích cáctrường ứng dụng các công nghệ sẵn có trên internet, chẳng hạn nhưZoom, Microsoft Teams, Google Classroom.v.v... Qua đó đã nâng cao 2nhận thức về tầm quan trọng của dạy học với các công nghệ mới trongngắn hạn để ứng phó với dịch bệnh và lâu dài như một xu thế trongGDNN. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nàovề việc dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam. 1.3. Xu hướng chuyển đổi giáo dục với các công nghệ mới nổi Sự tăng tốc đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã tạo ranhu cầu cấp thiết cho các nghiên cứu giáo dục để hiểu rõ hơn việc họctập ở trường đang được trung gian bởi các công nghệ mới nổi. Tuynhiên, thực tế đang tồn tại một lỗ hổng giữa các công nghệ được sửdụng bởi các sinh viên, những công nghệ được sử dụng bởi các nhàgiáo dục và những công nghệ được cung cấp bởi các tổ chức. Mặc dùnhiều công nghệ mới nổi đã được sinh viên sử dụng nhưng giá trị sưphạm của chúng vẫn chưa được khai thác sử dụng một cách đúng mức.Lỗ hổng này cần phải được nghiên cứu, giải quyết. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề dạy học với các công nghệ mới nổisẽ mang lại những giá trị trong thực tiễn GDNN Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trongGDNN Việt Nam nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên ở trìnhđộ cao đẳng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học với các công nghệ mớinổi trong GDNN ở các trường cao đẳng tại Việt Nam. Số lượng cáctrường được khảo sát là 25 trường cao đẳng trên cả nước. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động dạy học với các công nghệmới nổi trong đào tạo nghề trình độ cao đẳng tại Việt Nam. 3 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác định được cơ sở khoa học của dạy học với các công nghệ mớinổi trong GDNN Việt Nam, kết hợp với một quy trình rõ ràng để thiết kếdạy học với các công nghệ mới nổi thì việc dạy học với các công nghệmới nổi sẽ có tác động tích cực đến quá trình và kết quả học tập của sinhviên trình độ cao đẳng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Xây dựng lí luận về dạy học với các công nghệ mới nổi; (2) Khảo sát thực trạng về dạy học với các công nghệ mới nổi trongGDNN Việt Nam; (3) Thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN; (4) Thực nghiệm sư phạm. 6. Giới hạn nghiên cứu (1) Tập trung vào dạy học với các công nghệ mới nổi trên nền tảngICT và các công nghệ xã hội (Social Technologies); (2) Khảo sát thực trạng tại 25 trường cao đẳng thuộc hệ thốngGDNN tích cực ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học; (3) Thiết kế các bài giảng thực nghiệm trong mô đun MĐ22: Tiệntrụ ngắn, trụ bậc và trụ dài L=10d trình độ cao đẳng; (4) Thực nghiệm sư phạm tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết (phân tích tổng hợp các tài liệu),phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp mới của luận án 4 Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học với các công nghệmới nổi. Làm rõ các khái niệm về công nghệ mới nổi, dạy học với cáccông nghệ mới nổi, đặc trưng của các công nghệ mới nổi trong giáodục. Tiếp cận mô hình thiết kế dạy học để định hướng quy trình thiếtkế dạy học với các công nghệ mới nổi. Cung cấp báo cáo mô tả cắt ngang về thực trạng dạy học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: