Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông" là bổ sung một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học Ngữ văn qua việc lựa chọn, hệ thống hóa những tri thức cơ bản của đọc thẩm mĩ và việc dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường THPT; Khẳng định vai trò của đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường THPT, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình nhằm phát triển năng lực đọc hiểu nói chung, đọc thẩm mĩ nói riêng, từ đó góp phần vào việc phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và tư duy khoa học cho học sinh THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ----------------------- NGUYỄN PHƢƠNG MAI NGUYỄN PHƢƠNG MAIĐỌC THẨM MĨ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 9 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2022Luận án được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống 2. PGS.TS Hoàng Hòa Bình 1. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 2. PGS.TS Hoàng Hòa Bình - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 1: ……………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vào hồi......giờ……ngày……tháng…… năm..… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Bước sang thế kỉ XXI, thế giới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về mọimặt trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, hướng tiếpcận nội dung không còn phù hợp nữa. Học sinh (HS) tiếp cận tri thức mới từnhiều nguồn đa dạng và ngày càng phong phú hơn. Do khối lượng tri thức củanhân loại ngày càng tăng nhanh nên giáo dục không thể chỉ hướng theo nộidung mà phải chú ý đến cách dạy, cách học. Vai trò tự học, tự tiếp nhận, tựchiêm nghiệm, lí giải để hiểu sự vật, hiện tượng và hiểu chính mình ngày càngđược đề cao. HS có thể tự học nếu các em biết được cách học. Đồng nghĩa vớiđó, giáo viên (GV) có nhiệm vụ hướng dẫn HS tự tìm tòi nội dung kiến thứccần học. Hơn bao giờ hết, việc phát triển năng lực (NL) cho người học là mụctiêu cần thiết để giúp HS có thể tự khám phá kiến thức, tự khẳng định mìnhtrong một cộng đồng rộng lớn, đa dạng, phức tạp, có nhiều đổi mới và để tạora sự thích ứng cao trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Môn Ngữ văn ởtrường phổ thông Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chuyểnbiến tích cực, thể hiện rõ nhất là chuyển đổi từ cách dạy học nội dung sangdạy học phát triển phẩm chất và NL. Đây là yêu cầu mang tính đột phá củacông cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiệnnay. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục trong nhà trường phổ thông cần phảichú ý đến cách dạy của GV cũng như cách học của HS nhằm hướng tới chủthể người học, phát triển cả tâm hồn, tình cảm và kĩ năng hành động, thực hiệncho HS. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong nhà trườngphổ thông Việt Nam Mục tiêu chung của Chương trình môn Ngữ văn (2018) nhằm: Hìnhthành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; Bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhâncách và phát triển cá tính…Vì vậy, HS cần được bồi dưỡng, phát triển vềphẩm chất thông qua các tác phẩm văn học (TPVH), đặc biệt là các TPVHmang tính thẩm mĩ cao, từ đó giáo dục cho HS về cái đẹp, về lòng trắc ẩn cùngcác giá trị nhân văn… 1.3. Vai trò, ý nghĩa của đọc thẩm mĩ trong dạy học môn Ngữ vănở trường trung học phổ thông Thuật ngữ “Đọc thẩm mĩ” (Aesthetic reading) được đề cập đến trongluận án xuất phát từ quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoàinước về đọc thẩm mĩ trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổthông (THPT). Tiêu biểu nhất, phải kể đến nữ giáo sư người Mĩ gốc Do TháiLouise Michelle Rosenblatt (1904 - 2005) khi bà phân biệt giữa đọc “Đọc trừuxuất” (Efferent reading) và “Đọc thẩm mĩ” (Aesthetic reading). Theo L.Rosenblatt, đọc thẩm mĩ chỉ cách đọc quan tâm đến những xúc cảm, thái độ và 1các ý tưởng xuất hiện ở người đọc trong suốt quá trình đọc. Ở Việt Nam, hiệnnay chưa có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu sâu về đọc thẩm mĩ trong dạyhọc TPVH nói chung, dạy học thơ trữ tình cho HS THPT nói riêng. Chính vìvậy, chúng tôi chọn lựa đề tài Đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ởtrường THPT” với mong muốn sẽ nghiên cứu một cách tương đối toàn diệnvề các vấn đề lí luận cũng như thực ti n dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ởtrường THPT môn Ngữ văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp tổchức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường THPT nhằm bổ sung và hiệnthực hóa lí luận về phương pháp dạy học Văn, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả dạy học môn Ngữ văn ở trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: