Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học" nghiên cứu lý luận về rối loạn AD/HD, hành vi, hành vi của học sinh rối loạn AD/HD, GDHV; thực trạng về hành vi và GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD; Xây dựng các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, từ đó giúp hình thành hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi không phù hợp (HVKPH) của học sinh trong việc tham gia học tập và các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOA GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục đặc biệt Mã số : 9.14.01.18TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2022 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hải Người hướng dẫn 2: TS. Đỗ Thị Thảo Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến- Học viện Quản lí giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Phó Đức Hòa- Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền- Trường ĐHSP- ĐH TháiNguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển giáo dục đặc biệt (GDĐB) ngày nay của nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam, giáo dục hòa nhập (GDHN) cho học sinh khuyết tật được ưutiên phát triển. Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01/01/2011 đã khẳng định GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với họcsinh khuyết tật. Một số nghiên cứu đã khẳng định lợi thế của GDHN đối với học sinh rốiloạn tăng động giảm chú ý (AD/HD). Tác giả Hoàng Thị Hạnh và Trần Văn Công (2018)khẳng định, GDHN giúp học sinh rối loạn AD/HD có nhiều cơ hội hơn đề đạt được cáctiêu chuẩn cao hơn và trở thành người học độc lập [13]. Karhu, Närhi và Savolainen (2018)cho thấy rằng với sự hỗ trợ của hệ thống hỗ trợ hành vi tích cực trong GDHN đã mang lạithành công trong việc làm giảm hành vi phá rối của học sinh rối loạn AD/HD [64]. Nhưvậy có thể thấy, GDHN không chỉ đảm bảo quyền của học sinh mà còn là hình thức giáodục phù hợp và mang lại hiệu quả cho học sinh rối loạn AD/HD. Thực tế GDHN hiện naycho thấy, các nhà trường đều đã đón nhận học sinh khuyết tật nói chung và học sinh rốiloạn AD/HD nói riêng vào học hòa nhập, tuy nhiên việc đưa ra những hướng dẫn cụ thểcho giáo viên GDHN để hỗ trợ tốt hơn cho học sinh rối loạn AD/HD còn rất ít. Trong lớp tiểu học hòa nhập, học sinh rối loạn AD/HD thường có một số hành vinhư: Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định (cụ thể là nói hoặc trả lời tự do, luôn gâyồn ào, đi ra ngoài tự do…) (DSM- 5, 2013); Thiếu chú ý trong học tập (Pierangelo vàGiuliana, 2015; Rief, 2005; Nguyễn Trọng Trung, 2008); Yếu về kĩ năng tổ chức sắp xếp;Có hành vi chống đối (Barkley, 2019)… Những hành vi này gây cản trở rất lớn cho họcsinh trong quá trình học tập tại lớp học hòa nhập. Đối với học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, vấn đề hành vilà vấn đề phổ biến vì các em vừa chuyển từ môi trường mầm non (chơi là hoạt động chủđạo) sang môi trường tiểu học (học là hoạt động chủ đạo) Thêm vào đó, khi học hòa nhập ởtiểu họ, các em cần ngồi yên tại chỗ để lắng nghe bài giảng, tuân theo các nội quy, quy 2định. Do đó, để giúp hoc sinh rối loạn AD/HD có thể theo được yêu cầu của chương trình,việc GDHV cho các em là rất cần thiết. Những nghiên cứu về áp dụng các phương pháp can thiệp và trị liệu hành vi cho họcsinh AD/HD trên thế giới và ở Việt Nam là khá đa dạng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiêncứu về rối loạn này mới chỉ dừng lại ở những khảo sát về mức độ phổ biến, những biểuhiện tâm lý lâm sàng hay bước đầu ứng dụng một số liệu pháp vào can thiệp học sinh AD/HD. Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu về AD/HD còn khiêm tốn. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dụchành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học”để nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận án đề xuất quy trìnhGDHV và xây dựng các biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ởđầu cấp tiểu học, từ đó giúp hình thành hành vi phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu cáchành vi không phù hợp của học sinh trong việc tham gia học tập và các hoạt động giáo dụcở nhà trường.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình và biện pháp GDHV cho học sinh rối loạntăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDHV cho học sinh rối loạn tăng động giảmchú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.4. Giả thuyết khoa học Học sinh rối loạn AD/HD đầu cấp tiểu học có nhiều hành vi gây cản trở cho việchọc tập hòa nhập. Nếu có hệ thống biện pháp GDHV phù hợp, trong đó đặc biệt chú trọngđến các biện pháp điều chỉnh môi trường, chương trình học, tăng cường hỗ trợ cá biệt…cho học sinh trong lớp hòa nhập sẽ giúp các em cải thiện được khả năng tập trung chú ývào bài học, hiểu và thực hiện tốt nội quy quy định trường lớp, giao tiếp và tương tác vớithầy cô bạn bè, hoàn thành nhiệm vụ học tập, góp phần thực hiện có kết quả giáo dục họcsinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về hành vi và GDHV; AD/HD và học sinh rối loạnAD/HD, quy trình GDHV cho học sinh AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; các yếutố ảnh hưởng đến GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: