Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 527.35 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM" được nghiên cứu với mục tiêu đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM ở trường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 9.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Quý Tỉnh 2. TS. Đinh Văn Vang Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Biên – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh – Trường Đại học Bách khoa Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng, nảy sinh trong nó những tìnhhuống, những vấn đề nảy tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người. Trong quá trìnhtương tác với môi trường, con người phải có kĩ năng giải quyết được các vấn đề gặp phải đểthích ứng với môi trường. Điều này đặt ra cho giáo dục (GD) thách thức: phải tạo ra nguồnnhân lực có năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề(GQVĐ) để sẵn sàng đối mặt với những tình huống đầy thách thức, phức tạp nảy sinh trongcuộc sống và thích ứng với xã hội hiện đại. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế nhấn mạnh việc “phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thứcvào GQVĐ thực tiễn…” [1]. 1.2. Giáo dục mầm non (GDMN) - cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,cũng cần phải đổi mới mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cáchoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển được cho trẻ mầm non những kiến thức, kĩnăng, thái độ tổng hợp, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo, KNGQVĐ của trẻ trong quátrình hoạt động để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu xã hội nói chung và xu thế đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng phát triển năng lực người học nói riêng. 1.3. Vào lớp Một là bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ, nảy sinh nhiều vấn đề mớibuộc trẻ phải giải quyết để thích nghi với môi trường mới. Trong thực tiễn, nhiều trẻ MG 5 -6 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc GQVĐ nảy sinh trong môi trường mới. Do vậy, việcGD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN, đặc biệt là trẻ MG 5 - 6 tuổi là một vấn đề cầnđược đặt ra trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. 1.4. GD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN được tiến hành trong nhiều hoạt độngkhác nhau. Trong đó, tích hợp liên môn như hoạt động GD STEAM được coi là lựa chọnthích hợp để GD KNGQVĐ cho trẻ [2]–[5], đồng thời nó cũng phù hợp với chương trìnhGDMN theo hướng tích hợp theo chủ đề, GD qua trải nghiệm, GD lấy trẻ làm trung tâm[6]… Trong hoạt động GD STEAM, trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá [7], [8] giúpthúc đẩy tiến trình phát hiện vấn đề, mong muốn GQVĐ, tìm kiếm, thực hiện các giải phápGQVĐ. Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ mầm non, nhiều giáo viênmầm non (GVMN) do chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động GD này nên còn lúng túng trongtìm kiếm ý tưởng, thiết kế, tổ chức các hoạt động GD STEAM cho trẻ [9]–[11]. 1.5. Những nghiên cứu sâu về GD KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGD STEAM trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn hạn chế [12]–[14], mặc dù hoạt độngGD STEAM là một môi trường thuận lợi để GD GD KNGQVĐ cho trẻ. Từ những lí do trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động giáo dục STEAM” được lựa chọn nghiên cứu. 2 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, đề tài đề xuất một sốbiện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ởtrường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6tuổi trong hoạt động GD STEAM 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động GD STEAM. 4. Giả thuyết khoa học: KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 9.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Quý Tỉnh 2. TS. Đinh Văn Vang Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Biên – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh – Trường Đại học Bách khoa Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng, nảy sinh trong nó những tìnhhuống, những vấn đề nảy tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người. Trong quá trìnhtương tác với môi trường, con người phải có kĩ năng giải quyết được các vấn đề gặp phải đểthích ứng với môi trường. Điều này đặt ra cho giáo dục (GD) thách thức: phải tạo ra nguồnnhân lực có năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề(GQVĐ) để sẵn sàng đối mặt với những tình huống đầy thách thức, phức tạp nảy sinh trongcuộc sống và thích ứng với xã hội hiện đại. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế nhấn mạnh việc “phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thứcvào GQVĐ thực tiễn…” [1]. 1.2. Giáo dục mầm non (GDMN) - cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,cũng cần phải đổi mới mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cáchoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển được cho trẻ mầm non những kiến thức, kĩnăng, thái độ tổng hợp, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo, KNGQVĐ của trẻ trong quátrình hoạt động để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu xã hội nói chung và xu thế đổi mới căn bản,toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng phát triển năng lực người học nói riêng. 1.3. Vào lớp Một là bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ, nảy sinh nhiều vấn đề mớibuộc trẻ phải giải quyết để thích nghi với môi trường mới. Trong thực tiễn, nhiều trẻ MG 5 -6 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc GQVĐ nảy sinh trong môi trường mới. Do vậy, việcGD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN, đặc biệt là trẻ MG 5 - 6 tuổi là một vấn đề cầnđược đặt ra trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. 1.4. GD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN được tiến hành trong nhiều hoạt độngkhác nhau. Trong đó, tích hợp liên môn như hoạt động GD STEAM được coi là lựa chọnthích hợp để GD KNGQVĐ cho trẻ [2]–[5], đồng thời nó cũng phù hợp với chương trìnhGDMN theo hướng tích hợp theo chủ đề, GD qua trải nghiệm, GD lấy trẻ làm trung tâm[6]… Trong hoạt động GD STEAM, trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá [7], [8] giúpthúc đẩy tiến trình phát hiện vấn đề, mong muốn GQVĐ, tìm kiếm, thực hiện các giải phápGQVĐ. Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ mầm non, nhiều giáo viênmầm non (GVMN) do chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động GD này nên còn lúng túng trongtìm kiếm ý tưởng, thiết kế, tổ chức các hoạt động GD STEAM cho trẻ [9]–[11]. 1.5. Những nghiên cứu sâu về GD KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGD STEAM trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn hạn chế [12]–[14], mặc dù hoạt độngGD STEAM là một môi trường thuận lợi để GD GD KNGQVĐ cho trẻ. Từ những lí do trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động giáo dục STEAM” được lựa chọn nghiên cứu. 2 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, đề tài đề xuất một sốbiện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ởtrường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6tuổi trong hoạt động GD STEAM 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động GD STEAM. 4. Giả thuyết khoa học: KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục Khoa học giáo dục Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề Giáo dục mầm non Hoạt động giáo dục STEAM Phát triển toàn diện cho trẻGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 528 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
11 trang 449 0 0
-
3 trang 402 3 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
206 trang 305 2 0
-
5 trang 288 0 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
56 trang 270 2 0