Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên" khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho SV ngành Giáo dục Tiểu học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp sư phạm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường Đại học Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THÚY AN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG HÀ NỘI – 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hưởng Phản biện 1: PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Kiều Văn Hoan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Đoàn Nguyệt Linh Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi....giờ …… ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội i CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI [1]. Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thúy An (2017), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử cho học sinh bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực, Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 157, 28-30&90. [2]. Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thúy An (2017), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 158, 41-43. [3]. Trần Thị Thùy Trang, Lê Thị Thúy An (2018), Vận dụng những ưu điểm của mô hình VNEN để dạy học học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên, Tạp chí khoa học trường Đại học Tây Nguyên Số 31, 106- 110. [4]. Lê Thị Thúy An, Đinh Thị Kiều Loan, Lê Thị Kim Tuyến (2019),Vận dụng sơ đồ (Graph) trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học trường Đại học Tây Nguyên, Số 36, 100-105. [5]. Thi Thuy An Le, Thi Anh Mai Nguyen, Thi Tam Bui, Thi Diu Luu, Thi Kieu Loan Dinh (2021), Applying Mind Map in Teaching History in Primary School- Case Study of Dak Lak Province, Vietnam, Journal of Nonformal Education, 7(1), 119-126. [6]. Thi Anh Mai Nguyen, Thanh Thuy Hoang, Thi Thuy An Le, Thi Diu Luu, Quang Hung Le, Thi Thanh Hien Nguyen, Van Chien Nguyen (2020), Developing the competence of organizing experiential activities for pre- service teachers –The case in Vietnam, International Journal of Psychosocial Rehabilitation, 24 (05), 2788-2799. [7]. Thi Tam Bui, Giang Thien Huong Duong, Manh Hung Kieu, Trong Luong Pham, Thi Anh Mai Nguyen, Thi Diu Luu, Thi Thuy An Le, Van Chien Nguyen (2020), Application of Project-based Learning for Primary Teachers- ii A New Direction in Professional Training at Pedagogical Universities and Colleges in Vietnam, International Journal of Psychosocial Rehabilitation, 24(04), 7169-7179. [8]. Ngoc Hai Tran, Huong Manh Nguyen, Hong-Tham Thi Dinh, Thuy-An Thi Le, Bich-Loan Thi Do, Hieu Thi Ngo, Duc Minh Tran, Hung Van Bui (2021), Information and Communication Technology application in pre-service teacher training programs in Vietnamese universities, Psychology Education Journal. 58(1), 895-910. [9]. Nguyen Manh Huong, Le Thi Thuy An, Nguyen Thi Phuong Thanh, Nhu Thi Phuong Lan, Chu Thi Mai Huong, Mai Van Nam (2021), Formulation and development of it ability for students in primary school, vietnam through history and geography subjects. Ilkogretim Online - Elementary Education Online, 20(4), 2439-2447. [10]. Le Thi Thuy An, Tran Thi Thuy Trang, Nguyen Manh Huong (2020), Establishing the capacity of applying information technology in teaching History and Geography for Undergraduates of Primary Education, Tay Nguyen University, Proceedings of the 1st International Conference on Innovation in Learning Instruction and Teacher Education – ILITE 1, University of Education publishing house. [11]. Nguyen Manh Huong, Le Thi Thuy An (2021), Applying the TPACK model to instruct pre-service teacher of Primary Education to design lesson plans of subjects of History and Geography – case study of Tay Nguyen University, Proceedings of the 2nd international conference on: Innovation in Learning Instruction and Teacher Education – ILITE 2, University of Education publishing house. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu thế kỉ XXI, công nghệ thông tin (CNTT) đã làm cho thế giới phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Khoa học công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi căn bản mọi hoạt động, cách con người sống, giao tiếp và làm việc [23, 115]. CNTT trong dạy học được quan tâm và phát triển mạnh mẽ như một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và được coi là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [109]. Với những tiện ích đa năng, CNTT được xem như một công cụ sắc bén, một phương tiện hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử và Địa lí nói riêng. Bài giảng Lịch sử, Địa lí có ứng dụng CNTT góp phần tạo không khí học tập hào hứng, giúp học sinh (HS) được rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng niềm say mê, hứng thú và ý thức tự giác trong học tập, nghiên cứu, hình thành những tình cảm lành mạnh, trong sáng với tri thức bộ môn, có nhận thức và hành động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: