Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốc gia Việt Nam

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,002.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của môn Điền kinh và nhảy ba bước, đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích môn Điền kinh trong những năm tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốc gia Việt Nam 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. MỞ ĐẦU Huấn luyện thể lực là một quá trình phát triển toàn diện nhiều tố chất vận động, trong đósức mạnh là tố chất chuyên môn đặc biệt quan trọng. Trong hoạt động thi đấu nhảy ba bước,sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ (SMTĐ) giữ vai trò là một tố chất thể lực đặc thùchuyên môn, không có kỹ thuật nào, bước nhảy nào không cần đến SMTĐ. Lực giậm nhảylớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự phối hợp SMTĐ giữa các bộ phận của cơ thể, đảm bảo cho vậnđộng viên (VĐV) có một trình độ thể lực chuyên môn tốt cần có một chương trình huấn luyệnphù hợp, đáp ứng được yêu cầu trong thi đấu. Từ trước tới nay, ở trong nước và nước ngoài đãcó nhiều công trình nghiên cứu về điền kinh. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp tổ chức tậpluyện nhằm phát triển SMTĐ tới nay hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới. Vì vậy, việc xâydựng hệ thống bài tập phát triển SMTĐ là nhu cầu cấp bách trong thực tiễn huấn luyện nhảyba bước hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiêncứu bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV nam nhảy ba bước Đội tuyển Điền kinh quốcgia- Việt Nam” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của môn Điền kinh và nhảy babước, đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV namnhảy ba bước phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, gópphần nâng cao thành tích môn Điền kinh trong những năm tới. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐcho VĐV nam nội dung nhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng SMTĐ của VĐV nam nội dung nhảy ba bước đội tuyểnĐiền kinh quốc gia. Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV namnhảy ba bước đội tuyển Điền kinh quốc gia. Giả thuyết khoa học: Hiện nay, SMTĐ của VĐV nam nhảy ba bước đội tuyển quốc giacòn nhiều hạn chế, nguyên nhân do số lượng các bài tập bổ trợ rất ít và thiếu hiệu quả sửdụng. Nếu nghiên cứu tìm ra hệ thống bài tập phù hợp, sẽ có tác động tích cực đến việc nângcao thành tích của VĐV trong những năm tới đây.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã nghiên cứu xác định được 11 test đủ độ tin cậy để kiểm tra SMTĐ cho VĐVnhảy ba bước nam đội tuyển điền kinh quốc gia. Cùng với đó, luận án đã xây dựng được hệthống tiêu chuẩn đánh giá, gồm: Bảng phân loại đánh giá sức mạnh tốc độ theo từng test; Bảngđiểm theo thang điểm 10 ở từng test; Bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng thành tích, thực trạng hệ thống bài tập vànhững yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV nhảy ba bước nam đội tuyển điền kinh quốcgia. Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn luận án lựa chọn được 65 bài tập đểứng dụng và đánh giá hiệu quả. Kết quả ứng dụng bước đầu xác định được hiệu quả của bàitập trên đối tượng nghiên cứu về trình độ tập luyện cũng như thành tích thi đấu.3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 148 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (04 trang); Chương 1 - Tổng quan vấnđề nghiên cứu (55 trang); Chương 2 - Phương pháp và tổ chức nghiên cứu (10 trang); Chương 23 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (75 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sửdụng 104 tài liệu, trong đó có 74 tài liệu bằng tiếng Việt, 30 tài liệu bằng tiếng tiếng Anh,ngoài ra còn có 34 bảng số liệu, 04 sơ đồ, 12 biểu đồ, 09 hình và 05 phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Lịch sử phát triển nhảy ba bước trên thế giới Môn nhảy ba bước xuất hiện từ thế kỷ 18, có nguồn gốc ở Scotland và Ireland nhưng cócách gọi khác nhau. Nhảy ba bước đã từng là một phần của khai mạc kỳ Olympics hiện đại tại Athens (năm1896). Đến thời điểm này kỷ lục thế giới nhảy ba bước nam thuộc về VĐV Jonathan Edwards củaVương quốc Anh, với thành tích 18,29 m (60 ft 0 in) và kỷ lục của VĐV nữ là NessaKravets người Ukraine với thành tích là 15,50 m (50 ft 10 in).1.2. Đặc điểm huấn luyện thể thao Giá trị của huấn luyện thể thao không dừng lại ở việc hoàn thiện năng lực thể thao mà nócòn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách của VĐV. Huấn luyện thể thao hướngvào việc giành thành tích thể thao cao và cao nhất. Huấn luyện thể thao là một quá trình đào tạo đặc biệt, chịu sự chi phối của các quy luậtsinh học, quy luật vận động và các quy luật xã hội. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu trong môn thể thao chính, VĐV sẽ hoàn thiện các khảnăng chiến thuật của mình, nắm vững các phương pháp và thủ pháp tiến hành đua tranh thểthao, có năng lực chủ động và linh hoạt giải quyết các nhiệm vụ vận động trong các tìnhhuống mới xuất hiện.1.3. Các quan điểm về sức mạnh và SMTĐ. Theo quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: SMTĐ là sức mạnh được sinh ratrong các động tác nhanh. Theo D. Harre: SMTĐ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV Theo Nôvicôp A.D và Mátvêép L.P: SMTĐ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớntrong một thời gian ngắn nhất Theo Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn SMTĐ làsức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian.1.4. Đặc điểm huấn luyện nhảy ba bướcBing Yu, Giroux, Blazevich và nhiều nhà khoa học phân chia nhảy ba bước thành 2 giai đoạnlà: giai đoạn chạy tiếp cận (chạy đà giậm nhảy) và giai đoạn nhảy gọi là quảng nhảy tối ưu(gồm: bước trượt, bước bộ và bước nhảy).1.5. Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến huấn luyện nhảy ba bước. Đặc điểm hình thể Đặc điểm bài tập Điều kiện môi trường huấn luyện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: