Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển tố chất thể lực chuyên môn và khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng chuyên môn cho tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ ở Việt Nam, luận án tiến hành xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN. 1. MỞ ĐẦU. Qua theo dõi các trận thi đấu của nữ VĐV bóng chuyền đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam, cũng như đội tuyển trẻ các Câu lạc bộ cho thấy, điểm yếu về mặt thể lực của VĐV đã được thể hiện rõ rệt, họ không đủ sức bật nhảy phối hợp chắn bóng và phối hợp chiến thuật, khả năng định hướng, phán đoán và di chuyển trong phòng thủ còn chậm, sự phối hợp tấn công còn ở mức độ trung bình về các mặt kỹ - chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu. Mặt khác, qua quan sát các buổi tập của VĐV và các giáo án huấn luyện của HLV cho thấy: Các HLV chưa xác định được trọng tâm nâng cao các tố chất thể lực chuyên môn một cách khách quan, đảm bảo đủ cơ sở khoa học. Chưa lựa chọn được các bài tập bổ trợ phù hợp với việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn. Điều đó dẫn đến trình độ thể lực chuyên môn của các nữ VĐV bóng chuyền trẻ hiện nay còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hóa sâu”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm phát triển tố chất thể lực chuyên môn và khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng chuyên môn cho tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ ở Việt Nam, luận án tiến hành xây dựng nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tố chất thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu. Mục tiêu 2: Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu. Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN. Luận án đã đề cập và đề xuất những vấn đề khoa học mới về lý luận và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung vào hệ thống lý luận các yếu tố ảnh hưởng, cũng như các phương tiện, phương pháp huấn 2 luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, cho phép đánh giá khả năng thích nghi với lượng vận động trong quá trình huấn luyện của VĐV, làm cơ sở để đánh giá trình độ tập luyện và nâng cao thành tích thi đấu. Về mặt thực tiễn: Các số liệu thu thập và các kết quả đạt được (bao gồm các chỉ tiêu, test đánh giá; các bài tập phát triển thể lực chuyên môn) trong quá trình nghiên cứu của luận án có giá trị ứng dụng thực tiễn cao trong quá trình đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, cũng như phương tiện huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. Luận án được trình bày trong 162 trang A4 bao gồm: Phần mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (59 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (21 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (75 trang); phần kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận án có 51 biểu bảng, 12 biểu đồ, 01 sơ đồ và 04 hình vẽ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 91 tài liệu tham khảo, trong đó có 68 tài liệu bằng tiếng Việt, 16 tài liệu bằng tiếng Anh, 04 tài liệu bằng tiếng Đức, 03 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Những vấn đề cơ bản của bóng chuyền hiện đại. Bóng chuyền, môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, không va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng toàn diện - cao - nhanh - biến. Do thành tích thi đấu không đo đếm được, mà chỉ xác định theo chuẩn mực quy định mang tính quan sát chủ quan, nên sự phát triển của từng môn bóng chủ yếu bằng phương pháp xây dựng mô hình VĐV tương ứng với nó, đó là mô hình của từng tuyến chơi. Trong thi đấu bóng chuyền, VĐV phải luân chuyển các vị trí, khi ở hàng trước phải làm nhiệm vụ đập, chắn hoặc yểm hộ, ở hàng sau phải đỡ phát, phòng thủ, cứu bóng, tổ chức tấn công. Do đó đòi hỏi VĐV phải có trình độ kỹ thuật toàn diện, điêu luyện và trình độ thể lực phải đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả. Căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ và luật thi đấu, theo chức năng của các cầu thủ thi đấu trên sân có: VĐV tấn công (nhịp thứ nhất và nhịp thứ hai), VĐV chuyền hai và VĐV phòng thủ tự do (Libero) 1.2. Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong huấn luyện thể thao. Chuẩn bị thể lực nói chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) đến 3 VĐV nhằm hình thành và phát triển lên một mức độ mới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất, đồng thời còn nhằm nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với các năng lực vận động của VĐV nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạt động đặc trưng của mỗi môn thể thao. 1.3. Đặc điểm về giai đoạn và chu kỳ huấn luyện VĐV bóng chuyền giai đoạn chuyên môn hóa sâu. Tố chất thể lực là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: