Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 643.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chương trình đào tạo liên thông theo tiếp cận CDIO và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt   ra những thách thức không nhỏ  cho giáo dục nước ta. Công nghệ  phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ  năng của người được  đào tạo phải đổi mới và cập nhật liên tục. Toàn cầu hóa và phát  triển kinh tế  đất nước đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội  một lực lượng lao động có chất lượng cao về  kiến thức, kỹ năng   và thái độ lao động tốt để tiến tới một nền giáo dục dân chủ, tiến   bộ va hiên đai. ̀ ̣ ̣ Để  đáp  ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, việc nghiên cứu phát  triển  CTĐT  liên   thông   là   nhiệm   vụ   cấp   bách   của   nhà   trường.  Chương trình đào tạo liên thông sẽ  được phát triển theo một tiếp   cận mới, đó là tiếp cận năng lực, giúp người học không chỉ biết mà  còn làm được  ở  trong môi trường lao động phù hợp với lĩnh vực  mình được học.  Tiếp cận CDIO đã và đang là xu hướng hiện đại trong phát   triển chương trình đào tạo trình độ đại học nhóm ngành công nghệ  kỹ thuật ở Mỹ và các nước có nền giáo dục kỹ thuật phát triển cao   và phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực theo chuẩn đầu ra ở nước   ta. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phát triển chương trình đào  tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ  khí theo tiếp cận CDIO đáp ứng nhu cầu  xã hội, góp phần đào tạo  nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH  đất nước. Với những lý do trên, đề  tài nghiên cứu được lựa chọn   2 trong khuôn khổ của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch  sử  giáo dục là “Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình   độ  đại học nhóm ngành công nghệ  kỹ  thuật cơ  khí theo tiếp   cận CDIO”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ  sở  lý luận và thực tiễn  phát triển  chương  trình đào tạo liên thông  theo tiếp cận CDIO và trên cơ  sở  đó đề  xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình  độ  đại học nhóm ngành công nghệ  kỹ  thuật cơ  khí theo tiếp cận   CDIO. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo trình độ CĐ/ĐH  nhóm  ngành công nghệ  kỹ  thuật  cơ  khí  trong hệ  thống  GD  quốc  dân. Đối tượng nghiên cứu:  Biện pháp phát triển chương trình  ̀ ̣ đao tao liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật   cơ khí theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng. 4. Giả thuyết khoa học Đào tạo liên thông  ở  bậc đại học tuy đã có những kết quả  bước   đầu   song   còn   gặp   nhiều   khó   khăn,   hạn   chế   và   bất   cập.   Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ở Việt Nam chưa   thực sự được xây dựng bài bản theo một quy trình khoa học, hợp lý  để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội.   Nếu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công  nghệ  kỹ  thuật cơ  khí theo tiếp cận CDIO với một quy trình khoa   3 học, hợp lý và phù hợp với thực tiễn thì sẽ giúp các trường đại học  và  cao đẳng  đào tạo ra những  SV  có năng lực cao về  thực hành  thiết kế, vận hành, sáng tạo, sẽ  góp phần đảm bảo và từng bước  nâng cao chất lượng đào tạo liên thông trình độ  đại học, đáp  ứng  với những thay đổi rất nhanh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu  cầu nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho sự nghiệp CNH, HĐH và   hội nhập quốc tế của đất nước. 5. Nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào  tạo trình độ đại học; Cách tiếp cận CDIO vào phát triển CTĐT liên  thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. 5.2. Nghiên cứu khảo sát ­ đánh giá thực trạng CTĐT liên  thông trình độ  đại học ngành công nghệ  chế  tạo máy thuộc nhóm   ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng. 5.3.   Nghiên   cứu   đề   xuất   biện   pháp   phát   triển   CTĐT   liên  thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận  CDIO.  5.4. Khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về  biện pháp đề  xuất. Xây dựng dự thảo cấu trúc CTĐT liên thông trình độ đại học  ngành công nghệ  chế  tạo máy theo tiếp cận CDIO giữa Trường  CĐ  Lý Tự  Trọng  TP  Hồ  Chí Minh và Trường  ĐH  Bách khoa  TP  Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo  liên thông trình độ  đại học ngành công nghệ  chế  tạo máy trong   4 nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.  Phạm vi khảo sát một số  trường đại học, cao đẳng  ở  khu  vực thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát trong các năm học 2016 ­ 2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận Luận án nghiên cứu dựa trên những quan điểm duy vật biện  chứng và duy vật lịch sử với các cách tiếp cận chủ  yếu sau: Tiếp   cận hệ  thống;  Tiếp cận CDIO;  Tiếp cận về  thực tiễn ;  Tiếp cận  phát triển; Tiếp cận liên thông. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ  thống  hóa và khái quát hóa  các sách khoa học  chuyên khảo, công trình nghiên cứu, tài liệu lý  luận trong nước và quốc tế. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;  ­ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; ­ Phương pháp điều tra; ­ Phương pháp phỏng vấn; ­ Phương pháp chuyên gia; ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.  7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kê toán học được sử  dụng các công cụ,   phần mềm thống kê và xử  lý số  liệu, tính toán,… trong việc đánh  giá thực trạng các  CTĐT liên thông  trình độ  đại học ngành công  nghệ   ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: