Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hoà nhập

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 673.15 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hoà nhập" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KNN cho HS lớp 1 có khó khăn về nói học hòa nhập của đội ngũ GV và thực trạng KNN của HS lớp 1 có khó khăn về nói học hòa nhập; Đề xuất một số biện pháp phát triển KNN cho HS lớp 1 nói ngọng học hoà nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói học hoà nhập BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGÔ THỊ PHƯƠNG TRÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ NÓI HỌC HÒA NHẬP Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2023 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Hiền Lương TS Vương Hồng Tâm Phản biện 1: …………………………………………………………... ………………………………………………………………………... Phản biện 2: …………………………………………………………... ………………………………………………………………………... Phản biện 3: …………………………………………………………... ………………………………………………………………………... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Ngô Thị Phương Trà (2015), Một số biện pháp luyện kĩ năng phát âm cho trẻ khó khăn về lời nói, Tạp chí Khoa học Giáo dục (ISSN 0868 - 3662), số 118, tr.44-48. 2. Ngô Thị Phương Trà (2017), Giáo dục chuyên biệt- Giáo dục hoà nhập: Con đường giúp trẻ khuyết tật đến trường, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (ISSN 1859 - 3917), Số 79 (140), tr.48-51. 3. Ngô Thị Phương Trà (2019), Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam (ISSN 2615 - 8957), Số 19, tr.92-97. 4. Ngô Thị Phương Trà, (2022), Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 có khó khăn về nói, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (ISSN 1859 - 3917), số Đặc biệt, tr.72-82. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. KNN đóng một vai trò quan trọng đối với HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 1. NN là công cụ để giao tiếp và tư duy. Giao tiếp NN là một hoạt động diễn ra thường xuyên, phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong hoạt động giao tiếp NN, con người vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời phản hồi những ý kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều chỉnh nội dung giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Muốn phản hồi tốt thì người giao tiếp phải trang bị cho mình nhiều loại kĩ năng, trong đó KNN có thể coi là quan trọng nhất. Nói là một trong bốn kĩ năng sử dụng NN của con người, được xem như một loại công cụ đặc biệt quan trọng để phát triển nhận thức, hỗ trợ quá trình học tập, phát triển bản thân, tham gia và đóng góp cho xã hội, đơn giản hơn là giúp con người sống được và sống có hạnh phúc. Với mỗi HS, hoạt động giao tiếp không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn ở gia đình và cộng đồng xã hội. Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện KNGT cho HS. Trong các phương tiện giao tiếp, giao tiếp bằng NN là cách thức hữu hiệu nhất được thực hiện thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và khi vận dụng trong giao tiếp, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có sự chuyển hóa về chất và tạo ra năng lực lời nói cá nhân (năng lực nghe, năng lực nói, năng lực đọc, năng lực viết). Vì vậy, dạy NN nói và viết cần lấy giao tiếp làm môi trường và để lựa chọn PP dạy học thích hợp, cần lấy việc phục vụ giao tiếp làm mục đích. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một kĩ năng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành năng lực giao tiếp, đó là KNN. KNN góp một phần quan trọng giúp HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng hoàn thành tốt các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. HS lớp 1 nói tốt sẽ giúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của bản thân cũng như trong việc góp ý xây dựng bài. Trẻ em đã biết nói trước khi đến trường nhưng để trình bày mạch lạc suy nghĩ, cảm xúc của mình thì phải được học tập, rèn luyện theo chương trình giáo dục có hoạch định bài bản ở nhà trường. 1.2. Đối với HS lớp 1 có KKVN, việc rèn luyện và phát triển KNN đáp ứng yêu cầu của CTGDPT 2018 theo Chương trình lớp 1 môn Ngữ 1 văn (cấp tiểu học được gọi là môn Tiếng Việt) là một nhu cầu cấp thiết. Nếu như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói, viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tạo lập thông tin. Vì thế, khi bàn đến một kĩ năng chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với các kĩ năng còn lại. Trong giai đoạn tập nói, trẻ thường gặp một số khó khăn về phát âm. Đa phần các em sẽ tự điều chỉnh khi chức năng của bộ máy phát âm hoàn thiện hơn ở cuối giai đoạn mầm non. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại số lượng không nhỏ HS kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: