Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện" nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện, góp phần phát triển nhận thức, tư duy, chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ cho trẻ vào lớp một.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Trương Thị Thùy AnhPHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Mã số: 9.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2023 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Giáo dục mầm non – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Ngọc Hà 2. PGS. TS. Lã Thị Bắc Lý Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Học viện Quản lý giáo dục Phản biện 2: PGS. TS. Trịnh Thị Lan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Trần Thị Minh Huế Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Đối với trẻ nhỏ, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữkhông chỉ là công cụ để nhận thức thế giới, để tư duy và tự điều chỉnh mà cònlà cơ sở cho mọi tương tác xã hội. Sự phát triển ngôn ngữ giúp cho hoạt động(HĐ) trí tuệ và các thao tác tư duy của trẻ ngày càng được hoàn thiện, là điềukiện quan trọng cho sự phát triển nhận thức. Chính vì thế, phát triển ngôn ngữcho trẻ cần được coi là một nhiệm vụ “quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắtđầu từ sớm nhất và cần được quan tâm nhất”. 1.2. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (MN) được thực hiệnvới nhiều nội dung khác nhau nhưng trong đó, phát triển LNML được xem làmột trong những nhiệm vụ quan trọng, là cái đích cuối cùng trong tiến trìnhhoàn thiện lời nói của trẻ. Với trẻ 5-6 tuổi, việc sở hữu lời nói mạch lạc(LNML) ở mức tốt là dấu hiệu chứng tỏ các bình diện tâm lí đã có sự pháttriển rõ rệt về chất, là hành trang vô cùng quý giá, giúp trẻ tự tin khi bước vàocác cấp học cao hơn. 1.3. Ở trường MN, nhiệm vụ phát triển LNML được lồng ghép trong nhiềuHĐ. Trong đó, hoạt động kể chuyện (HĐKC) được xem là một trong nhữngphương tiện giáo dục LNML hiệu quả. Trong HĐ này, trẻ không chỉ được suynghĩ và tưởng tưởng ra những tình huống thú vị, được hồi tưởng lại những trảinghiệm đã tham gia mà còn được sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ câu chuyệnvới những người xung quanh. Do đó, HĐKC vừa giúp trẻ phát triển khả năngsáng tạo vừa giúp trẻ học hỏi, rèn luyện, cải thiện và nâng cao LNML. 1.4. Thực tế cho thấy, kể chuyện (KC) là một trong những HĐ mang lạicho trẻ nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ và LNML. Tuy nhiên, việc tổ chứcHĐKC hầu như mới chỉ hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ nói chungchưa/ít khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ nói/kể theo định hướng phát triểnLNML. Do đó, mặc dù trẻ có thể lĩnh hội được một số kĩ năng ngôn ngữnhưng những kĩ năng này còn rời rạc, chưa đủ để tạo ra sự thay đổi rõ rệt trongchất lượng LNML của trẻ. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển lời nóimạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện” để nghiêncứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển LNML cho trẻ MG 5-6 tuổiqua HĐKC, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển LNML cho trẻ MG 5- 26 tuổi qua HĐKC, góp phần phát triển nhận thức, tư duy, chuẩn bị sẵn sàngvề ngôn ngữ cho trẻ vào lớp một. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục phát triển LNML cho trẻ5-6 tuổi ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển LNML cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐKC ở trường MN. 4. Giả thuyết khoa học Mức độ phát triển LNML của trẻ MG 5-6 tuổi còn thấp và có liên quanvới yếu tố gia đình cùng các biện pháp giáo dục trẻ ở trường MN. Nếu đềxuất và thực hiện nhất quán, đồng bộ các biện pháp phát triển LNML chotrẻ MG 5-6 tuổi qua HĐKC theo hướng xây dựng môi trường giáo dục, lậpkế hoạch và tổ chức các HĐ giáo dục nhằm tích cực hóa lời nói của trẻ thìLNML của trẻ sẽ được cải thiện và phát triển. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau: (i) Nghiên cứu cơsở lí luận của phát triển LNML cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐKC; (ii) nghiêncứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển LNML cho trẻ MG 5-6 tuổiqua HĐKC ở một số trường MN; (iii) đề xuất một số biện pháp phát triểnLNML cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐKC; (iv) thực nghiệm (TN) biện phápphát triển LNML cho trẻ MG 5-6 tuổi qua HĐKC. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu việc phát triển LNML độc thoại cho trẻMG 5-6 tuổi qua HĐKC ở trường MN. 6.2. Phạm vi về khách thể, địa bàn khảo sát và thực nghiệm - Về khách thể khảo sát: 132 trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN, 132cha/mẹ của các trẻ này và 168 GV đã từng dạy lớp MG 5-6 tuổi. - Về khách thể TN: 42 trẻ MG 5-6 tuổi. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Thái Nguyên. 6.3. Phạm vi về hình thức tổ chức hoạt động Trong HĐ học và các HĐ sinh hoạt hằng ngày của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Luận án vận dụng các quan điểm tiếp cận sau: tiếp cận hệ thống; tiếp cậnHĐ; tiếp cận tích hợp; tiếp cận cá nhân; tiếp cận phát triển; tiếp cận thựctiễn; tiếp cận văn hóa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: