Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các nguyên tắc, biện pháp phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn ở các trường THPT đồng bằng sông Cửu Long theo MH NCBH; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và năng lực dạy học Ngữ văn của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ VIỆT THUẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌCCỦA GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2023 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TSKH. Cao Đức Tiến 2. TS. Nguyễn Trọng Hoàn Phản biện 1: PGS.TS Bùi Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Thị Mai Trường Đại học Hồng Đức Phản biện 3: PGS.TS Trương Thị Bích Trường Đại học giáo dục – ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC1. Nguyễn Thị Việt Thuần, Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn Ngữ văn theo hướng NCBH ở các trường trung học tại thành phố Cần Thơ, (Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường sư phạm – Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc), NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 568-573.2. Nguyễn Thị Việt Thuần, Sinh hoạt chuyên môn dựa trên quan sát, phân tích hoạt động học của học sinh ở các trường trung học trong giờ học Ngữ văn tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, Kì 3 – 6/2016, tr.144-147.3. Nguyễn Thị Việt Thuần, Lê Thị Hồng Hạnh, Chữa lỗi sai trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Giáo dục, Số 398, kì 2, Tháng 01/2017, tr.36-41.4. Nguyễn Thị Việt Thuần, Thực trạng phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn THPT tại Đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học, Tạp chí giáo dục, Tập 22, Số đặc biệt 6, Tháng 5/2022, tr.115-119.5. Nguyễn Thị Việt Thuần, Biện pháp phát triển năng lực dạy học cho giáo viên Ngữ văn trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt 7, Tháng 6/2022, tr.124-129. 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn vùng đồng bằng sông Cửu Longlà một trong những vấn đề cần thiết bởi khi hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần đángkể cho quá trình đổi mới “căn bản, toàn diện” giáo dục quốc gia Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường, giúp HS hình thành và phát triểnnhững kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Trong bối cảnh mới của giáo dụcnước nhà, người GV Ngữ văn cũng cần có sự thay đổi về tư duy và hành động để đáp ứngnhững yêu cầu cấp bách mà Nghị quyết 29 (2013) của Đảng, Nghị quyết 88 (2014) của Quốchội đã đề ra. Mỗi GV phải hội đủ NL cần thiết vì không chỉ có nhiệm vụ đào tạo người học vềkiến thức, kĩ năng mà còn định hướng họ phát triển PC, NL hướng đến mục tiêu giáo dục, đàotạo công dân toàn cầu.1.2. Phát triển năng lực dạy học của người giáo viên Ngữ văn trường THPT vùng đồngbằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học góp phần đáp ứng yêu cầu đổimới của chương trình giáo dục quốc gia Mục đích của việc đổi mới HĐCM môn Ngữ văn theo hướng NCBH nhằm nâng caochất lượng DH, giúp GV và HS đổi mới cách nghĩ, cách dạy, cách học, hướng đến việc pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợptác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễncủa HS. Muốn đổi mới HĐCM trong nhà trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, cần phảicó sự thay đổi về suy nghĩ, hành động của mỗi GV, của TTCM, đặc biệt là Ban giám hiệunhà trường. Việc thực hiện đổi mới HĐCM theo MH NCBH hứa hẹn nâng cao hiệu quả,chất lượng DH Ngữ văn trong trường phổ thông.1.3. Thực trạng phát triển năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn trường THPT tạiđồng bằng sông Cửu Long theo mô hình nghiên cứu bài học đã có những thay đổi tíchcực nhưng cần có sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo và nghiên cứu chuyên sâu từ các chuyêngia giáo dục theo hướng thích ứng Đổi mới HĐCM Ngữ văn theo MH NCBH có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn rất cụthể. Thực trạng chất lượng giáo dục thấp là nguyên nhân thôi thúc các trường phải đổi mới.Thực tế, có nhiều cách thức, nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng DH như: Đổi mới thiếtkế KHBD, đổi mới cách tổ chức các hoạt động DH; đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: