Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài toán nhận thức phần Hóa học phi kim Trung học phổ thông

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 616.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận án là nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTNT phần Hóa học phi kim nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển NL. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài toán nhận thức phần Hóa học phi kim Trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ******* ĐẶNG TRẦN XUÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TOÁN NHẬN THỨCPHẦN HÓA HỌC PHI KIM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Hoá học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THỊ OANH PGS.TS LÊ THỊ HỒNG HẢI Phản biện 1: PGS.TS Phùng Quốc Việt – Trường ĐH Hùng Vương Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Sửu – Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: TS Nguyễn Thị Kim Thành – Trường ĐHGD-ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng 5 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ 21 là thế kỉ của tri thức, công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa. Hiện nay, ở nước tangành GDĐT cũng đã và đang có những bước đổi mới và phát triển. Điều đó được thể hiệnthông qua các văn bản của Quốc Hội, Chính phủ Nghị Quyết của Đảng. Trong Nghị quyết Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định Đổi mới chương trình, nội dung, phương phápdạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lốisống, NL sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Nghịquyết số 29-NQ/TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đào tạo (GDĐT) xácđịnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theohướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL của người học”. Chương trình GDPT tổng thể (12/2018) của Bộ GDĐT đã công bố, năng lực giải quyếtvấn đề (NL GQVĐ) được xếp trong nhóm NL chung NL GQVĐ và sáng tạo. Đây là mộttrong những NL cần thiết của thế kỉ 21. Bởi vì, ngày nay, lượng tri thức phát triển nhanhchóng mâu thuẫn với thời gian học có hạn. Với khối lượng kiến thức khổng lồ và luôn pháttriển của môn học thì việc bồi dưỡng phẩm chất và phát triển NL cho HS là rất cần thiết. Dođó, cần phải thay đổi cách dạy và cách học. Việc áp dụng PPDH tích cực trong dạy học hóa học để phát triển NL của HS có thểđược thực hiện thông qua sử dụng bài tập hóa học (BTHH) nói chung và bài toán nhậnthức (BTNT) nói riêng, trong đó cần đặc đặc biệt chú ý đến những bài tập góp phần pháttriển NL GQVĐ cho HS đó là những dạng BTHH, BTNT có tính mở, có nội dung thựctiễn, có chứa đựng tình huống có vấn đề... Trong CT môn Hóa học THPT, phần Hóa học phi kim được học ở lớp 10 và lớp 11 saukhi đã học xong lý thuyết chủ đạo nên có nhiều cơ hội để HS vận dụng được kiến thức cơ sở hóahọc chung vào việc dự đoán, giải thích tính chất, ứng dụng và cách sản xuất các chất và hợp chấthóa học vô cơ, giải quyết được ở mức độ nhất định một số vấn đề thực tiễn. Mặt khác, các chấtvà hợp chất hóa học phi kim cũng có nhiều ứng dụng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trongnền kinh tế Quốc dân cũng như đời sống con người. Vì vậy nếu biết khai thác, thiết kế và sửdụng các BTNT thì sẽ góp phần phát triển NL nói chung và NL GQVĐ nói riêng cho HS. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề chohọc sinh thông qua bài toán nhận thức phần Hóa học phi kim Trung học phổ thông” làmđề tài nghiên cứu của mình.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTNT phần Hóa học phi kim nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học hóa học ở trường THPT theođịnh hướng phát triển NL.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học THPT ở Việt Nam. 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu: BTNT hóa học và vấn đề phát triển NL GQVĐ củaHS THPT4. Phạm vi nghiên cứu - BTNT và kiến thức phần Hóa học phi kim (CT chuẩn) ở THPT. - Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT ở một số tỉnh, thành phố thuộc 3 miền Bắc- Trung -Nam của Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến 10/2019.5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng BTNT đa dạng, phong phú và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đốitượng HS trong các dạng bài nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, luyện tập và trong kiểm trađánh giá thì sẽ phát triển được NL GQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy họchóa học ở trường THPT. 6. Nhiệm vụ nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: