Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6" là nghiên cứu, xác định cấu trúc năng lực khám phá tự nhiên, hoạt động khám phá tự nhiên, đề xuất quy trình phát triển năng lực khám phá tự nhiên và vận dụng quy trình trong dạy học chủ đề Vật sống (Khoa học tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------------------------------- ĐINH KHÁNH QUỲNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÁM PHÁ TỰ NHIÊNCHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Chuyên ngành: Lí luận & Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 9140111TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2024 LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐÌNH TRUNG TS. NGUYỄN VINH HIỂN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Phượng – Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Bộ môn họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài- Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông- Xuất phát từ thực trạng giáo dục hiện nay ở nước ta- Xuất phát từ đặc thù của môn Khoa học tự nhiên- Xuất phát từ đặc điểm tư duy, nhận thức, năng lực khám phá của học sinh lớp 6 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luậnán “Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủđề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6 ”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xác định cấu trúc năng lực khám phá tự nhiên, hoạt độngkhám phá tự nhiên, đề xuất quy trình phát triển năng lực khám phá tự nhiên vàvận dụng quy trình trong dạy học chủ đề Vật sống (Khoa học tự nhiên 6) nhằmphát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh, qua đó góp phần nâng caochất lượng dạy học môn học.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Năng lực KPTN, hoạt động KPTN, quy trình KPTN và một số PPDH pháttriển năng lực KPTN trong dạy học chủ đề Vật sống (Khoa học tự nhiên 6). - Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học chủ đề Vật sống (Khoa học tự nhiên 6) theo hướngkhám phá tự nhiên.4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được cấu trúc năng lực khám phá tự nhiên, các hoạt độngkhám phá tự nhiên, quy trình phát triển năng lực khám phá tự nhiên và vậndụng quy trình đó trong dạy học chủ đề Vật sống môn Khoa học tự nhiên 6 thìsẽ phát triển được năng lực khám phá tự nhiên cho HS, qua đó nâng cao chấtlượng dạy học môn học.5. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về năng lực KPTN, dạy học pháttriển năng lực KPTN, phát triển năng lực KPTN trong dạy học môn Khoa họctự nhiên. 2 (2) Nghiên cứu, định nghĩa năng lực KPTN, xác định cấu trúc năng lựcKPTN, trên cơ sở đó xác định các tiêu chí đánh giá năng lực KPTN. (3) Nghiên cứu xác định quy trình xây dựng các hoạt động KPTN, vậndụng quy trình để xây dựng các hoạt động KPTN trong chủ đề Vật sống –KHTN 6. (4) Đề xuất quy trình phát triển năng lực KPTN cho HS trong dạy học chủđề Vật sống – KHTN 6. (5) Nghiên cứu vận dụng một số PPDH phù hợp để phát triển năng lựcKPTN cho HS. (6) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của quy trình phát triểnnăng lực KPTN trong dạy học chủ đề Vật sống – KHTN 6 đã được đề xuất. Từđó khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đặt ra.6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án phối hợp sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học7. Phạm vi nghiên cứu- Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển năng lực KPTN thông qua dạy học chủđề Vật sống trong môn Khoa học tự nhiên 6 ở trường THCS.- Đề tài được triển khai tiến hành thực nghiệm với 362 HS tại 4 trường THCStrên địa bàn thành phố Hà Nội.8. Đóng góp mới của luận án (1) Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về năng lực KPTN, dạy học phát triểnnăng lực KPTN, phát triển năng lực KPTN trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. (2) Đánh giá được thực trạng dạy học phát triển năng lực KPTN ở một sốtrường THCS. (3) Xác định được định nghĩa năng lực KPTN, mô tả được cấu trúc củanăng lực KPTN, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: