Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : 9.14.01.02TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Thái Duy Tuyên PGS.TS Hoàng Thanh ThúyPhản biện 1: PGS.TS Trần Hữu Hoan Học viện Quản lí Giáo dụcPhản biện 2: PGS.TS Phan Văn Tỵ Học viện Chính trị Bộ Quốc phòngPhản biện 3: PGS.TS Phan Thanh Long Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vai trò của người giáo viên trong xã hội hiện đại được xác định vừa là nhà giáo dục,nhà hoạt động văn hóa xã hội, nhà cung ứng dịch vụ, nhà nghiên cứu và cũng là người học,do đó họ phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của mình bằng nghiên cứu tác độngcải tạo thực tiễn. Thực tế này đòi hỏi các trường đại học sư phạm (ĐHSP) cần có nhữngthay đổi trong quá trình đào tạo, tập trung phát triển các năng lực nghề nghiệp cho ngườigiáo viên tương lai, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện bản thân. Mặc dù đã có những định hướng rõ rệt nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học củasinh viên các trường ĐHSP chưa được tổ chức thường xuyên, chủ yếu tập trung ở phongtrào thường niên, định kì; chưa được thực hiện ở tất cả các môn học; chưa tạo được động lựcnghiên cứu mạnh mẽ để khuyến khích nhiều sinh viên tham gia, do đó chưa thúc đẩy quátrình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục (KHGD) hiệu quả. Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa họcgiáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm” là cấp thiết và hữu ích. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứuKHGD, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinhviên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHGD nói riêng và chấtlượng đào tạo nói chung. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đào tạo năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinhviên ĐHSP 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trường ĐHSP đã chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực nghiên cứuKHGD cho SV, song hiệu quả của hoạt động này còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân.Nếu đề xuất được các biện pháp tạo ra điều kiện, cơ hội cho sinh viên phát triển năng lựcnghiên cứu KHGD như xây dựng môi trường học tập theo hướng khuyến khích nhu cầu vàtạo động lực NC cho SV; áp dụng các chiến lược dạy học theo hướng NC; thiết kế quy trình 2dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hướng phát triển năng lực NC; kết hợp dạy họchọc phần PP nghiên cứu KHGD với tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho sinh viên thì quátrình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên sẽ đạt kết quả cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viênĐHSP 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGDcho sinh viên ĐHSP. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP vàthực nghiệm sư phạm các biện pháp 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cơbản và đặc thù cho sinh viên ĐHSP hệ chính quy. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1 . Phương pháp luận nghiên cứu Sử dụng các quan điểm tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận năng lực, tiếp cận pháttriển, tiếp cận chuẩn đầu ra 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích, tổng hợp;phương pháp khái quát hóa, mô hình hóa 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát,phương pháp điều tra, phương pháp đàm thoại, phương pháp chuyên gia, phương phápnghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, phương pháp thực nghiệm, phương phápnghiên cứu trường hợp 7.2.3. Nhóm các phương pháp h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: