Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Vật lí

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Vật lí" là nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NLSDTN trong dạy học cho sinh viên (SV) ngành sư phạm Vật lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm Vật lí ở các trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Vật lí BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH _________________________________________________ LÊ VĂN VINHPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM VẬT LÍ Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2022 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN QUANG LẠC 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHỊ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi … giờ, ngày … năm 2022 Có thể tìm luận án tại: - Thư viên Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỉ 21, sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽđến nhiều lĩnh vực, khía cạnh trong cuộc sống đòi hỏi xã hội phải có nguồn nhân lựcchất lượng cao, có khả năng thích nghi và đáp ứng được mọi môi trường, điều kiệncông việc. Vì vậy, sứ mệnh hết sức quan trọng của giáo dục trong bối cảnh hiện naylà đào tạo ra những con người năng động, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứngđược nhu cầu của thời đại. Hiện nay giáo dục Việt nam nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đang từngbước đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Theo đó năm2018, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học đã đượcxây dựng và ban hành với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất (PC) và năng lực(NL) người học. Vấn đề này đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BanChấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Trong đó nhấn mạnh:Giáo dục và Đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Với cách tiếp cậnquan trọng là chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu chú trọng trang bị kiến thứcsang tập trung phát triển toàn diện NL và PC người học. Mục tiêu của giáo dục đạihọc được quy định trong Luật Giáo dục (Luật số: 43/2019/QH14), tại điều 39 cũng đềcập đến phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sứckhỏe, thẩm mỹ, có PC, NL và ý thức công dân. Để thực hiện được các mục tiêu giáo dục đã đề cập ở trên thì vai trò của đội ngũgiáo viên hết sức quan trọng. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các trường đại học sư phạmlà đào tạo ra những giáo viên có đầy đủ PC và NL, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Trong quá trình đào tạo giáo viên, chúng ta phải chú trọng đến hình thành và pháttriển các NL của người học, đặc biệt là các NL đặc thù của giáo viên từng bộ môn. Trong môn học Vật lí, kiến thức được xây dựng chủ yếu từ quan sát, thí nghiệm(TN), đến tiến hành các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quáthóa…) rồi đưa ra các kết luận. Bởi vậy, vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lí(DHVL) ở trường phổ thông (PT) hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng TNvào DHVL ở trường PT hiện nay còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhâncốt lõi là do người giáo viên chưa có đủ năng lực sử dụng thí nghiệm (NLSDTN) vào 1dạy học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án:“Phát triển năng lực sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên ngành sưphạm Vật lí”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NLSDTN trong dạy học cho sinhviên (SV) ngành sư phạm Vật lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm Vậtlí ở các trường đại học.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Lí luận dạy học đại học. - Các phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát triển NL. - Quá trình dạy học học phần (HP) Thực hành dạy học thí nghiệm Vật lí phổthông (THDHTNVLPT). * Phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học HP THDHTNVLPT phần Cơ - Nhiệt tại các cơ sở đào tạogiáo viên Vật lí.4. Giả thuyết khoa học Vận dụng và triển khai các biện pháp như tăng cường hoạt động seminar, hoạtđộng thiết kế chế tạo và sử dụng thí nghiệm tự làm (TNTL), đa dạng hóa hình thứckiểm tra đánh giá, xây dựng website hỗ trợ dạy học HP THDHTNVLPT để phát triểnđược NLSDTN trong dạy học cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhânsư phạm Vật lí ở các trường đại học.5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc phát triển NLSDTN trong dạy học choSV ngành sư phạm Vật lí.5.2. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NLSDTN trong dạy học cho SVngành sư phạm Vật lí, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.5.3. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp trên trong phạm vi phần cơ học và nhiệt học.5.4. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đãđề xuất đối với việc phát triển NLSDTN trong dạy học của SV ngành sư phạm Vật lí,từ đó kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 26. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận + Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học liên quan đến đề tài. Phân tích, tổng hợp,hệ thống hóa cơ sở lí luận về nội dung dạy học HP THDHTNVLPT. + Nghiên cứu chương trình HP THDHTNVLPT, các giáo trình, tài liệu hướngdẫn thực hành TN của HP này ở một số cơ sở đào tạo giáo viên Vật lí, nội dung sáchgiáo khoa Vật lí PT và những tài liệu tham khảo có liên quan để xác định mức độ nộidung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng mà SV sư phạm Vật lí cần nắm vững. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Tìm hiểu thực trạng quá trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: