Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tự học tác phẩm tự sự cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống phiếu học tập

Số trang: 28      Loại file: doc      Dung lượng: 3.33 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phát triển năng lực tự học tác phẩm tự sự cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống phiếu học tập" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế và triển khai phiếu học tập một cách khoa học và sáng tạo, sao cho nó không chỉ thúc đẩy kiến thức và kỹ năng tác phẩm tự sự, mà còn tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tự học, tự suy nghĩ và phân tích. Qua đó, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như hỗ trợ học sinh trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và trong cuộc sống, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tự học tác phẩm tự sự cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống phiếu học tập BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ BÍCH THỦYPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2024 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phạm Thị Thu Hương 2. TS. Nguyễn Lâm Điền Phản biện 1: PGS.TS Bùi Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN1. Trịnh Thị Bích Thuỷ (2015), Học sinh Trung học phổ thông với việc tự học tác phẩm văn chương, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 101.2. Trịnh Thị Bích Thuỷ (2016), Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua phần Văn bản trong bài đọc Văn – Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt.3. Trịnh Thị Bích Thuỷ (2017), Phiếu học tập hỗ trợ học sinh tự học phần Tiểu dẫn trong bài đọc văn – Tuyển tập công trình nghiên cứu Ngữ văn học (Tập 3), NXB Giáo dục Việt Nam.4. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy (2017a). Phát triển năng lực Đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 10 (tập 1, 2). NXB Đại học Sư phạm.5. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy (2017b). Phát triển năng lực Đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 11 (tập 1, 2). NXB Đại học Sư phạm.6. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy (2017c). Phát triển năng lực Đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 12 (tập 1, 2). NXB Đại học Sư phạm.7. Trịnh Thị Bích Thuỷ (2022), Sử dụng phiếu học tập hỗ trợ học sinh tự học phần Tiểu dẫn trong bài đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 7, tháng 6/2022.8. Trịnh Thị Bích Thuỷ (2022), Một số đặc điểm của tác phẩm tự sự và ý nghĩa của việc sử dụng phiếu học tập trong hình thành năng lực tự học tác phẩm tự sự cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 7, tháng 6/2022.9. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) (2022), Đoàn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thế Hưng, Trịnh Thị Bích Thuỷ, Phiếu học tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản lớp 10, tập 1. NXB Đại học Sư phạm.10. Trịnh Thị Bích Thuỷ, Phạm Thị Thu Hương (2023), Năng lực tự học tác phẩm tự sự của học sinh: khái niệm và cấu trúc, Tuyển tập công trình nghiên cứu Ngữ văn học, tập 6, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng 9/2023.11. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) (2023), Đoàn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thế Hưng, Trịnh Thị Bích Thuỷ, Mai Tôn Minh Trang, Bộ đề đánh giá năng lựcđọc hiểu và năng lực viết môn Ngữ văn 11. NXB Đại học Sư phạm. 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Phát triển năng lực người học trở thành xu hướng phổ quát của giáo dục thếgiới, là mục tiêu đổi mới trọng tâm của nền giáo dục nước ta hiện nay Từ những năm cuối của thế kỉ XX, vấn đề phát triển năng lực cho người học đãtrở thành một xu hướng quốc tế. Bức tranh thế giới với những biến chuyển sâu sắc, xuhướng toàn cầu hoá, hiện đại hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sựbùng nổ của thông tin; những thách thức giữa việc cân bằng tăng trưởng kinh tế và tínhbền vững của môi trường tự nhiên, giữa sự thịnh vượng của cá nhân với sự gắn kết xãhội và tình trạng bất bình đẳng xã hội,… tất cả đã đặt ra vấn đề cần phải có chiến lượcphát triển con người đáp ứng được các đòi hỏi của bối cảnh mới. Các quốc gia OECD đãđi đầu trong công cuộc nghiên cứu và đề xuất hệ thống các năng lực cốt lõi mà giáo dụccần hình thành và phát triển cho người học để góp phần tạo dựng một cuộc sống thànhcông và một xã hội vận hành tốt đẹp. Nhiều dự án, chương trình giáo dục của các quốcgia trên thế giới cũng nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng giáo dục năng lực. Trong bối cảnh đó, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển mạnhmẽ từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.Trọng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: