Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược trong dạy học Toán - Thống kê Y Dược

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 772.48 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất được những biện pháp cần thiết nhằm hình thành và phát triển tư duy thống kê cho SV các trường ĐH ngành Dược thông qua dạy học học phần Toán Thống kê Y Dược, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và giúp SV ngành Dược đưa ra những quyết định hiệu quả hơn về nghề nghiệp khi họ học TK. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược trong dạy học Toán - Thống kê Y Dược BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI QUÁCH THỊ SEN PHÁT TRIỂN TƯ DUY THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC TRONG DẠY HỌC TOÁN THỐNG KÊ Y DƯỢC Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. TS Lê Tuấn Anh 2. TS Trần Mạnh CườngPhản biện 1: PGS.TS Tôn Thân Viện Khoa học giáo dục Việt NamPhản biện 2: PGS.TS Nguyễn Triệu Sơn Trường Đại học Tây BắcPhản biện 3: PGS.TS Nguyễn Danh Nam Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái NguyênLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trườnghọp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ1. Quách Thị Sen (2015), Phát triển năng lực vận dụng Xác suất vàThống kê vào thực tiễn cho sinh viên ngành Y Dược, Tạp chí Khoahọc Giáo dục, số 113, tr.44-45,64.2. Quách Thị Sen (2015), Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễnngành nghề trong dạy học Xác suất và Thống kê cho sinh viên ĐạiDược Hà Nội, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 119, tr. 9-10.3. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viêntrong dạy học Toán – thống kê Y Dược ở các trường đại học ngànhDược, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, tr.29-33.4. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đạihọc ngành Dược thông qua luyện tập cho sinh viên đọc hiểu, tổ chứcvà thu gọn, biểu diễn dữ liệu thống kê, Tạp chí Khoa học Giáo dụcViệt Nam, số 15, tr.75-80.5. Quách Thị Sen (2019), Thiết kế dự án học tập nội dung Thống kêkhi dạy học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngànhDược, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 18, tr. 38-42.6. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đạihọc ngành Dược thông qua luyện tập cho sinh viên phân tích dữ liệuvà đọc kết quả thống kê thông qua giảng dạy môn Toán - thống kê ydược, Tạp chí Giáo dục, số 461, tr.40-45. 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Sự cần thiết phát triển tư duy cho sinh viên ở các trường đại học Nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học (ĐH) là một vấn đề có tínhthời sự về giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quyết tâm củaĐảng, Nhà nước trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đàotạo được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, … Việc tìm kiếm những phương pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chấtlượng giáo dục ĐH tại Việt Nam đã và đang là vấn đề đặt ra đối với giảngviên (GV), lãnh đạo các trường ĐH. Hơn thế nữa trong thời đại bùng nổcông nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hóa, để sử dụng cácphương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì đòi hỏi con người phải có nănglực suy luận, tư duy và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Do vậy, dạy học theohướng phát triển tư duy cho sinh viên (SV) ở các trường ĐH càng trở nêncần thiết và có ý nghĩa.1.2. Cần thiết phải phát triển tư duy thống kê ở các trường Đại học ngành Dược Ngành Y học được biết đến qua hàng triệu căn bệnh khác nhau, cácphương pháp chữa trị khác nhau, bên cạnh những thành công trong việcchữa trị thì cũng không ít trường hợp thầy thuốc chẩn đoán nhầm bệnh dophương pháp chuẩn đoán chưa chính xác,... Việc phân tích các số liệu,chuẩn đoán các phương pháp trong Y học yêu cầu phải có độ chính xáccao. Thống kê (TK) là một ngành khoa học, một công cụ hỗ trợ đắc lựccho những nghiên cứu trong các lĩnh vực Y học. Vì vậy, đòi hỏi các nhànghiên cứu Y học phải có kiến thức, có trình độ và tư duy về TK. Điều nàycàng khẳng định việc nâng cao chất lượng dạy và học học phần Toán - 2Thống kê Y Dược (TTKYD), đặc biệt là phát triển tư duy thống kê(TDTK) cho SV là nhiệm vụ quan trọng của ngành Dược cũng như nhữngngười làm công tác quản lý và giảng dạy tại các trường ĐH ngành Dược. Để đào tạo đội ngũ dược sĩ có năng lực sáng tạo, cần có phương phápdạy học để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người học. Việcphát triển TDTK cho SV tại các trường DH ngành Dược là một việc làmquan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cườngtính ứng dụng thực tiễn của học phần trong ngành nghề Dược.1.3. Cần thiết phải dạy học học phần Toán - Thống kê Y Dược theohướng phát triển tư duy thống kê cho sinh viên các trường đại họcngành Dược Với nội dung TK được giảng dạy cho sinh viên đại học (SVĐH)ngành Dược: Khái niệm TK, đặc trưng của thống kê mô tả, mẫu và phânbố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết, sosánh các mẫu quan sát, phân tích hồi qui tương quan, cách lấy mẫu và xửlý số liệu thống kê trong các nghiên cứu về y dược. Dạy học TTKYD theohướng phát triển TDTK giúp SV có khả năng nhận biết, hiểu được tập dữliệu, từ đó có khả năng tổ chức, thu gọn, có thể phân tích xử lý số liệu vàđưa ra kết luận có ý nghĩa TK, đặc biệt có khả năng vận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: