Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 617.68 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông" được nghiên cứu với mục đích khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử, đề tài tập trung khai thác nguồn tư liệu, hiện vật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Trên cơ sở ứng dụng CNTT, tiến hành thiết kế bảo tàng số hóa theo các chủ đề với ý tưởng sư phạm cụ thể và đề xuất biện pháp sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học bài nội khóa và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngoại khóa cho học sinh ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CHU NGỌC QUỲNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN NINH 2. TS. HOÀNG THANH TÚ Phản biện 1: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyêm Phản biện 2: TS. ĐOÀN NGUYỆT LINH Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. PHAN NGỌC HUYỀN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Chu Ngọc Quỳnh (2019), Using “digitalized museum” in teaching History in China – lessons learned for Vietnam, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Đổi mới sáng tạo trong dạy học và đào tạo giáo viên” lần thứ nhất, chủ đề “Phát triển năng lực người học trong dạy học và đào tạo/bồi dưỡng giáo viên”, Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Chu Ngọc Quỳnh (2020), Sử dụng công cụ ThingLink hỗ trợ thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Thế giới. 3. Chu Ngọc Quỳnh – Nguyễn Văn Ninh – Hoàng Thanh Tú (2021), ThingLink in designing and using digital museums in high school history teaching (with the example of Vietnam museum of ethnology), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chuyển đổi số và giáo dục đại học: khi thách thức là cơ hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, p.121-135. 4. Chu Ngọc Quỳnh – Nguyễn Thùy Linh – Đặng Thị Thùy Dung (2021), Sử dụng Google Sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chuyển đổi số và giáo dục đại học: khi thách thức là cơ hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, p.312-329. 5. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Thực trạng thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số Đặc biệt tháng 4, Kì 1. 6. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Designing and Using Digital Museums to Organize Experiential Activities for Students in Teaching History at High Schools, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. (Chưa xuất bản, đã phản biện và được nhận đăng). 7. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Ứng dụng một số công cụ công nghệ thông tin thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Đề tài KH&CN cấp Cơ sở, mã số HPU2.CS-2021.15, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ số hóa và tự động hóa ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay, tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đem lại những thuận lợi vô cùng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai. Trong kỉ nguyên số, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, quá trình đó được thúc đẩy nhanh hơn, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS, không gian sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT để xây dựng học liệu số hóa nói chung và thiết kế bảo tàng số hóa nói riêng trong dạy học. Một trong những ưu thế của bảo tàng số hóa là tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc, hướng đến việc học cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu học tập và nghiên cứu trong thời đại giáo dục 4.0. Tuy nhiên, việc xây dựng bảo tàng số hóa của một số bảo tàng ở trong nước hiện nay chủ yếu nhằm mục đích triển lãm, phục vụ công tác lưu trữ, bảo tồn, quảng bá và nhu cầu tham quan trực tuyến của du khách. Còn việc thiết kế và sử dụng để hỗ trợ GV và HS ở các trường phổ thông dạy học rất hạn chế. Vì vậy, ứng dụng CNTT để thiết kế và định hướng cách thức sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học ở trường phổ thông trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là một hướng đi mới và cần thiết. Trong các môn học ở trường phổ thông, Lịch sử là môn học mang tính đặc thù, đề cập đến các sự kiện đã diễn ra, có thật, tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, người học không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Những “dấu tích” đó hiện đang được lưu giữ trong nhiều bảo tàng, di tích ở trung ương và địa phương. Do đó, việc thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa cung cấp các thông tin đa phương tiện cho GV và HS để DHLS như: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh... góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng thêm trực quan, cụ thể, sinh động và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của HS. Bên cạnh đó, bảo tàng số hóa gắn với nội dung của bài, thể hiện 5 được ý tưởng sư phạm với các nhiệm vụ học tập cụ thể, hỗ trợ rất lớn trong quá trình hình thành tri thức lịch sử cho HS. Như ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CHU NGỌC QUỲNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG SỐ HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN NINH 2. TS. HOÀNG THANH TÚ Phản biện 1: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyêm Phản biện 2: TS. ĐOÀN NGUYỆT LINH Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. PHAN NGỌC HUYỀN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Chu Ngọc Quỳnh (2019), Using “digitalized museum” in teaching History in China – lessons learned for Vietnam, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Đổi mới sáng tạo trong dạy học và đào tạo giáo viên” lần thứ nhất, chủ đề “Phát triển năng lực người học trong dạy học và đào tạo/bồi dưỡng giáo viên”, Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Chu Ngọc Quỳnh (2020), Sử dụng công cụ ThingLink hỗ trợ thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Thế giới. 3. Chu Ngọc Quỳnh – Nguyễn Văn Ninh – Hoàng Thanh Tú (2021), ThingLink in designing and using digital museums in high school history teaching (with the example of Vietnam museum of ethnology), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chuyển đổi số và giáo dục đại học: khi thách thức là cơ hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, p.121-135. 4. Chu Ngọc Quỳnh – Nguyễn Thùy Linh – Đặng Thị Thùy Dung (2021), Sử dụng Google Sites hỗ trợ số hóa học liệu giảng dạy chuyên đề Lịch sử Việt Nam hiện đại cho sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chuyển đổi số và giáo dục đại học: khi thách thức là cơ hội”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, p.312-329. 5. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Thực trạng thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số Đặc biệt tháng 4, Kì 1. 6. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Designing and Using Digital Museums to Organize Experiential Activities for Students in Teaching History at High Schools, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. (Chưa xuất bản, đã phản biện và được nhận đăng). 7. Chu Ngọc Quỳnh (2022), Ứng dụng một số công cụ công nghệ thông tin thiết kế bảo tàng số hóa trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Đề tài KH&CN cấp Cơ sở, mã số HPU2.CS-2021.15, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ số hóa và tự động hóa ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay, tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đem lại những thuận lợi vô cùng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai. Trong kỉ nguyên số, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, quá trình đó được thúc đẩy nhanh hơn, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS, không gian sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT để xây dựng học liệu số hóa nói chung và thiết kế bảo tàng số hóa nói riêng trong dạy học. Một trong những ưu thế của bảo tàng số hóa là tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc, hướng đến việc học cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu học tập và nghiên cứu trong thời đại giáo dục 4.0. Tuy nhiên, việc xây dựng bảo tàng số hóa của một số bảo tàng ở trong nước hiện nay chủ yếu nhằm mục đích triển lãm, phục vụ công tác lưu trữ, bảo tồn, quảng bá và nhu cầu tham quan trực tuyến của du khách. Còn việc thiết kế và sử dụng để hỗ trợ GV và HS ở các trường phổ thông dạy học rất hạn chế. Vì vậy, ứng dụng CNTT để thiết kế và định hướng cách thức sử dụng bảo tàng số hóa để dạy học ở trường phổ thông trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là một hướng đi mới và cần thiết. Trong các môn học ở trường phổ thông, Lịch sử là môn học mang tính đặc thù, đề cập đến các sự kiện đã diễn ra, có thật, tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, người học không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Những “dấu tích” đó hiện đang được lưu giữ trong nhiều bảo tàng, di tích ở trung ương và địa phương. Do đó, việc thiết kế và sử dụng bảo tàng số hóa cung cấp các thông tin đa phương tiện cho GV và HS để DHLS như: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh... góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng thêm trực quan, cụ thể, sinh động và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của HS. Bên cạnh đó, bảo tàng số hóa gắn với nội dung của bài, thể hiện 5 được ý tưởng sư phạm với các nhiệm vụ học tập cụ thể, hỗ trợ rất lớn trong quá trình hình thành tri thức lịch sử cho HS. Như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục Khoa học giáo dục Sử dụng bảo tàng số hóa Thiết kế bảo tàng số hóa Dạy học lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 443 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 381 0 0 -
206 trang 299 2 0
-
5 trang 274 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 235 0 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 233 0 0 -
27 trang 194 0 0
-
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 191 0 0