Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật trong dạy học Kĩ thuật điện tử cho viên ngành Sư phạm Công nghệ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 57      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng và sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật trong dạy học Kĩ thuật điện tử cho viên ngành Sư phạm Công nghệ" nhằm nghiên cứu lí luận về bài toán thiết kế kĩ thuật, xây dựng và sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật trong dạy học một số học phần Kĩ thuật điện tử thuộc chương trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Công nghệ nhằm phát triển TDKT cho SV; góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật trong dạy học Kĩ thuật điện tử cho viên ngành Sư phạm Công nghệ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG MINH ĐỨC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN THIẾT KẾ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ Chuyên ngành : LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp Mã số : 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG KHANH Phản biện 1: PGS. TS. Lê Huy Hoàng, Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Ngọc Thắng, Trường Đại học SPKT Hưng Yên Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Hoài Nam, Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi giờ , ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội ; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Yêu cầu của xã hội về phát triển tư duy sáng tạo cho người học và định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu thế toàn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế sâu rộng thì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển ở mỗi quốc gia. Trong bài toán về phát triển nguồn nhân lực thì đổi mới giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng và được coi là khâu đột phá. Việc đổi mới cần có sự đồng bộ cả về mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học. Cần đổi mới cách dạy, cách học để dạy học không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức mà cần phát triển ở người học năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tư duy sáng tạo (TDST). Khuyến khích và trang bị cho họ các phương pháp và kĩ thuật cần thiết để tự nắm bắt cơ hội, có năng lực đổi mới sáng tạo trong thực tiễn. Tạo ra những giá trị mới, giải pháp hiệu quả cho các thách thức trong công việc và cuộc sống. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ quan điểm chỉ đạo “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, …” và mục tiêu tổng quát là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng quát là “đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; phát triển thể chất, trí tuệ và năng lực thực hành, ...” Nhìn nhận từ yêu cầu xã hội và chủ chương chính sách đều cho thấy tính cần thiết về đổi mới giáo dục. Dạy học ngoài mục tiêu trang bị kiến thức thì cần chú trọng phát triển trí tuệ và tư duy cho người học. Hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu công việc và cuộc sống sau này. 1.2. Dạy học phát triển năng lực thiết kế và tư duy kĩ thuật trong đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Công nghệ là một yêu cầu cấp thiết Nghiên cứu chương trình của nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành Sư phạm Công nghệ (SPCN) nhận thấy, mục tiêu năng lực chủ yếu là hình thành, phát triển ở sinh viên năng lực công nghệ và tư duy kĩ thuật (TDKT). Trong đó, năng lực thiết kế kĩ thuật (TKKT) là năng lực thành phần, trọng tâm của giáo dục công nghệ. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, TKKT cũng là một trong năm năng lực thành phần của năng lực công nghệ cần hình thành và phát triển ở học sinh. 2 Như vậy, việc hình thành và phát triển ở người học năng lực TKKT và TDKT là một yêu cầu có tính cấp thiết trong giáo dục công nghệ. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức và phương pháp dạy học kĩ thuật, trong đó có sử dụng bài toán TKKT. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng bài toán TKKT chưa thực sự cao, việc phát triển năng lực TKKT và TDKT vẫn còn một số điểm hạn chế. 1.3. Nghiên cứu về bài toán kĩ thuật nói chung, bài toán thiết kế kĩ thuật nói riêng còn một số vấn đề cần làm rõ cả về lí luận và thực tiễn Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng bài toán kĩ thuật (BTKT) trong dạy học là một trong những biện pháp phù hợp, hiệu quả, có tính khả thi. Theo lĩnh vực hoạt động kĩ thuật, BTKT được chia ra nhiều dạng bài toán như: phân tích, đánh giá, chẩn đoán, thiết kế, v.v. BTKT là một dạng bài toán thực tiễn, không phải bao giờ cũng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: