Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong dạy học Vật lí đại cương

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 827.56 KB      Lượt xem: 60      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong dạy học Vật lí đại cương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong quá trình dạy học học phần Vật lí đại cương nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở trường đại học nông lâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong dạy học Vật lí đại cương ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HẰNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN, 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Tô Văn Bình 2. PGS.TS Lê Thị Thu Hiền Phản biện 1: ........................................................... Phản biện 2: ........................................................... Phản biện 3: ........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Số - Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đối với học phần Vật lí đại cương tại trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 152, số 07/2. 2. Trần Trung, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), Đánh giá xác thực kết quả học tập của sinh viên trong dạy học tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học, Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục. Số 3 (15) 9/2017. 3. Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Ánh (2018), Đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Ứng dụng mô hình đánh giá thực trong giảng dạy học phần vật lý đại cương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 186, số 10. 4. Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lan Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hằng (2018), Biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh theo B-learning, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế ICSS TP Hồ Chí Minh, NXB Tài chính. 5. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đỗ Hương Giang (2018), Đánh giá vì sự phát triển người học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế ICTER 1 tại ĐHSP Thái Nguyên, NXB Đại học Thái Nguyên. 6. Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hằng*, Lã Phương Thúy, Lê Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thị Nhị, Nguyễn Thụy Phương Trâm, Trần Trung (2020), Factors affecting academic performance of first-year university students: A case of a Vietnamese university, International Journal of Education and Practice, ISSN 2311-6897, 2020 Vol. 8, No. 2, pp. 221- 232. DOI: 10.18488/journal.61.2020.82.221.232. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng với yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho bối cảnh xã hội hiện nay, cần có sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tại Việt Nam, tại các trường cao đẳng, đại học, để thực hiện theo những định hướng đổi mới, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội thì ĐG KQHT của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, chính là việc cần phải ĐG chính xác mức độ đạt được người học theo các cấp độ tư duy quy định trong CĐR của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo [4]. Một loại hình thức ĐG người học đáp ứng được nhiệm vụ ĐG toàn diện sự phát triển năng lực của người học, có thể ĐG chính xác được các mức độ, yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, trách nghiệm nghề nghiệp mà người học đạt được hiện nay chính là đánh giá thực. ĐGT là hình thức ĐG trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, đòi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu [92]. Tại các trường đại học nói chung, khối trường đại học nông lâm nói riêng, chương trình đào tạo đều dành thời gian 1 năm tới 1,5 năm đầu tiên cho các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản. Học phần Vật lí đại cương là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ; có đặc trưng chính là cần thời gian thực hành, gắn lý thuyết với thực tiễn; mang những kiến thức được học áp dụng vào chuyên ngành nghiên cứu, tạo ra sản phẩm thực. Cho nên, sử dụng hình thức ĐGT là rất phù hợp cho quá trình giảng dạy học phần VLĐC. Tuy nhiên, hình thức ĐGT trong giảng dạy học phần VLĐC tại khối trường nông lâm hiện nay chưa được sử dụng phổ biến, chủ yếu chỉ đơn giản dưới dạng giao những chủ đề học tập ngắn, thí nghiệm thực hành,... với cách thức tiến hành, quy trình, tiêu chí đánh giá còn chưa được rõ ràng, cụ thể. Chưa đánh giá được một số năng lực của người học như năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,.... nhằm đáp ứng với chuẩn đầu ra của học phần. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong dạy học Vật lí đại cương”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá thực trong quá trình dạy học học phần Vật lí đại cương nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở trường đại học nông lâm. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra. 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên khối nông lâm của các trường đại học. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Các học phần Vật lí đại cương cho sinh viên khối ngà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: