Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng GTĐT Khoa học Trái Đất trong đào tạo giáo viên Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,021.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng GTĐT Khoa học Trái Đất đáp ứng được các yêu cầu về Dạy học kết hợp (mặt đối mặt và trực tuyến) và dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời sử dụng GTĐT này trong tổ chức triển khai các phương pháp dạy kết hợp trên lớp và trực tuyến để nâng cao năng lực nhận thức và phát triển các năng lực cần thiết trong giảng dạy học phần “Khoa học Trái Đất” cho sinh viên Sư phạm Địa lí, Trường ĐH Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng GTĐT Khoa học Trái Đất trong đào tạo giáo viên Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ VĂN NHƯƠNGXÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ KHOA HỌC TRÁI ĐẤTTRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – Năm 2018Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS.GVCC NGUYỄN TRỌNG PHÚC2. TS ĐÀO NGỌC CẢNHPhản biện 1: PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN Trường ĐHSP – Đại học Thái NguyênPhản biện 2: PGS.TS PHẠM QUANG TUẤN Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà NộiPhản biện 3: PGS.TS NGÔ THỊ HẢI YẾN Trường ĐHSP Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, yêu cầu bắt buộc đối với quátrình dạy học ở bậc đại học (ĐH) là phải giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữalượng kiến thức ngày càng tăng, nhu cầu học tập của sinh viên (SV) ngày cànglớn trong khi thời gian dành cho các giờ giảng trên lớp lại quá hạn hẹp. Với yêucầu mới đó, phương thức đào tạo và cách dạy học (DH) truyền thống khó có thểđáp ứng được. Nhiều giải pháp đổi mới đã được các nhà giáo dục đề xuất, trongđó giáo trình điện tử (GTĐT) được xem như một phương hướng, đồng thời làmột phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với điều kiệnthực tiễn của nước ta. Khác với các tài liệu học tập truyền thống, GTĐT đượctăng cường mạnh mẽ số liệu, hình ảnh, video, âm thanh,... nên có thể hỗ trợ đắclực cho việc đa dạng hóa hình thức tổ chức cũng như PPDH ở bậc ĐH. Đặc biệtkhả năng đáp ứng được các yêu cầu trong DH theo hướng tiếp cận năng lực (NL). Sinh viên Sư phạm Địa lí ở trường ĐH Cần Thờ và vùng Đồng bằng sôngCửu Long (ĐBSCL) vẫn biết cách tự học hiệu quả, nhiều kĩ năng như làm việcnhóm, thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin,…còn hạn chế. Trước tình hìnhthực tế đó, đa số giáo viên cho rằng mỗi học phần nên xây dựng được GTĐT ởmức độ phù hợp, đồng thời đa dạng hóa hình thức tổ chức và PPDH với GTĐT. Trong chương trình đào tạo giáo viên Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ vàcác trường ĐH thuộc vùng ĐBSCL, kiến thức về Trái Đất làm mảng kiếnthức khá rộng, đòi hỏi SV phải có thời gian tự học và bài giảng phải có tínhtrực quan cao mới có thể giúp SV dễ nhớ, dễ tiếp thu. Tuy nhiên, thực tếcho thấy GV các trường ĐH ở trường ĐH Cần Thơ và vùng ĐBSCL vẫnsử dụng tài liệu ở dạng in là chủ yếu. Chính vì vậy việc xây dựng và sử dụngGTĐT Khoa học Trái Đất (KHTĐ), trong đó chú trọng tăng cường số liệu,bản đồ, hình ảnh, đặc biệt là mô hình 3D, video và âm thanh là rất cần thiết. Chính những lí do trên, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: Xây dựng và sử dụngGTĐT Khoa học Trái Đất trong đào tạo giáo viên Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ. 22. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xây dựng GTĐT Khoa học TráiĐất đáp ứng được các yêu cầu về Dạy học kết hợp (mặt đối mặt và trựctuyến) và dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời sử dụngGTĐT này trong tổ chức triển khai các phương pháp dạy kết hợp trên lớpvà trực tuyến để nâng cao năng lực nhận thức và phát triển các năng lựccần thiết trong giảng dạy học phần “Khoa học Trái Đất” cho sinh viên Sưphạm Địa lí, Trường ĐH Cần Thơ; từ đó góp phần đổi mới, nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác đào tạo giáo viên Địa lí hệ Đại học ở trườngĐH Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng và sử dụng GTĐTtrong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. - Xác định mục tiêu, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc và đưa ra quy trình xâydựng GTĐT Khoa học Trái Đất phục vụ dạy học cho SV Sư phạm Địa lí. - Xây dựng GTĐT Khoa học Trái Đất theo mục tiêu, nội dung, yêu cầu,nguyên tắc và quy trình đã đưa ra. - Đề xuất cách thức sử dụng của GTĐT Khoa học Trái Đất trong tổ chứcdạy học kết hợp trên lớp và trực tuyến học phần Khoa học Trái Đất theo địnhhướng phát triển năng lực cho SV Sư phạm Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung GTĐT Khoa học Trái Đất,quy trình xây dựng và cách thức sử dụng giáo trình này trong dạy học choSV ngành Sư phạm Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ nói riêng và các trườngĐH vùng ĐBSCL nói chung.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận vàthực tiễn của việc xây dựng GTĐT Khoa học Trái Đất (phần nội dung về 3Trái Đất theo khung chương trình đào tạo GV Địa lí của Bộ GĐ&ĐT) phụcvụ đào tạo GV Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ và các trường ĐH thuộc vùngĐBSCL; Quy trình xây dựng và cách thức sử dụng GTĐT Khoa học TráiĐất trong DH cho SV ngành Sư phạm Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ và cáctrường ĐH thuộc vùng ĐBSCL. - Đối tượng khảo sát đánh giá chất lượng GTĐT: Giảng viên Địa lí vàSV Sư phạm Địa lí các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đồng Tháp và ĐH An Giang. - Đối tượng thực nghiệm học tập GTĐT: SV Sư phạm Địa lí học tậphọc phần KHTĐ năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016 củaTrường ĐH Cần Thơ. - Thời gian nghiên cứu: Tổ chức nghiên cứu, điều tra, thực nghiệp sưphạm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: