Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học các kiến thức về phóng xạ (Vật lí lớp 12) theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học các kiến thức về phóng xạ (Vật lí lớp 12) theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh" nhằm nghiên cứu xây dựng (thiết kế, chế tạo hoặc cải tiến) các TBTN phóng xạ và tổ chức dạy học một số kiến thức về phóng xạ (Vật lí lớp 12) với những thiết bị thí nghiệm này để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học các kiến thức về phóng xạ (Vật lí lớp 12) theo hướng bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ ANH ĐỨCXÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC VỀ PHÓNG XẠ (VẬT LÍ LỚP 12) THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Vật lí Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hưng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) 2. TS. Trần Ngọc Chất (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhị, Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Cao Tiến Khoa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia Hà Nội Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ1. Le Anh Duc, Tran Ngoc Chat, and Nguyen Ngoc Hung. Evaluating experimental competence of 12th-grade students in Vietnam through teaching methods using radioactive experiments.1st international conference on innovation in learning instruction and teacher education, Conference proceedings, Hanoi National University of Education (HNUE), 2019.2. Anh Duc Le, Quoc B Nguyen, Ngoc Chat Tran, and Ngoc Hung Nguyen. A remote- controlled detector system with Geiger–Müller counter. Physics Education 56(2), 025021, 2021.3. Lê Anh Đức, Vũ Tá Quyền, Phạm Võ Trung Hậu, Đinh Công Minh và Nguyễn Phương Khả Trân. Khảo sát một số quan niệm về phóng xạ của sinh viên chuyên ngành vật lí. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 18(5), 840, 2021.4. Lê Anh Đức, Phạm Thiên Lộc và Trần Ngọc Chất. Thiết kế, chế tạo thiết bị phát hiện phóng xạ nhờ tia lửa điện sử dụng trong dạy học về phóng xạ alpha–beta. Kỉ yếu Hội nghị Giảng dạy Vật lí lần thứ 5, tháng 10, 2021.5. Le Anh Duc, Nguyen Minh Duy, Nguyen Quoc B, Tran Ngoc Chat, and Nguyen Ngoc Hung. Improving the Wilson Cloud Chamber Using Peltier Chips. The Physics Teacher, 60(1), 62-65, 2022.6. Lê Anh Đức, Trần Ngọc Chất, Nguyễn Ngọc Hưng. Xây dựng khung cấu trúc năng lực thực nghiệm vật lí tổng quát. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM (Đã chấp nhận đăng) 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài - Chương trình Giáo dục Phổ thông được thực hiện từ năm 2018 có mục tiêu làhình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết cho HS. - Trong bộ môn vật lí nói riêng và các môn khoa học khác nói chung, khi tổ chức cáchoạt động dạy học (DH), người GV phải chú trọng việc bồi dưỡng cho học sinh (HS) cácnăng lực (NL) đặc thù của bộ môn, đặc biệt là năng lực thực nghiệm (NLThN). - Trong chương trình vật lí THPT ở Việt Nam, không có TN nào được sử dụngtrong dạy học các kiến thức liên quan đến phóng xạ. Phương pháp DH phần này chủyếu là thông báo – tiếp nhận. Các TN phóng xạ (PX) có thể tạo ra cơ hội để các em HScó thể bộc lộ và được bồi dưỡng về NLThN. - Để hình thành và phát triển tất cả các thành tố của NLThN, không chỉ tổ chức choHS tiến hành các TN với các TBTN có sẵn, mà cần tổ chức, hướng dẫn cho HS nghiêncứu thiết kế, chế tạo và sử dụng các TBTN khi xây dựng và vận dụng kiến thức. Xuất phát từ những điều trình bày ở trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và sử dụngthiết bị thí nghiệm trong dạy học các kiến thức về phóng xạ (vật lí lớp 12) theo hướngbồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng (thiết kế, chế tạo hoặc cải tiến) các TBTN phóng xạ và tổchức dạy học một số kiến thức về PX (Vật lí lớp 12) với những TBTN này để bồi dưỡngNLThN của HS.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - NLThN của HS. - Tiến trình DH GQVĐ nói chung và tiến trình hướng dẫn HS xây dựng và sửdụng TBTN vật lí trong tiến trình DH GQVĐ nói riêng. ❖ Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung các kiến thức vật lí về PX trong chương trình vật lí lớp 12 hiện hànhvà trong chương trình vật lí lớp 12 năm 2018. - Tiến trình DH GQVĐ một số kiến thức về PX và tiến trình hướng dẫn HS xâydựng và sử dụng các TBTN trong học tập những kiến thức này. - Cấu trúc của NLThN trong học tập những kiến thức PX.4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các TBTN phóng xạ đáp ứng các yêu cầu của TBThN thựctập và sử dụng chúng trong tiến trình dạy học GQVĐ một số kiến thức về phóng xạ(Vật lí 12) thì có thể bồi dưỡng được năng lực thực nghiệm của HS.5. Các nhiệm vụ nghiên cứu 2 Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lí luận về DH vật lí bồi dưỡng NL nói chung và NLThN nói riêng,lí luận về việc xây dựng và sử dụng TBTN trong tiến trình DH GQVĐ. - Nghiên cứu chương trình, SGK vật lí 12 hiện hành và chương trình vật lí lớp 12năm 2018 về PX của hạt nhân nguyên tử để xác định các nội dung kiến thức về PX vàcác thí nghiệm cần tiến hành trong DH các nội dung này. - Tìm hiểu thực tế việc DH các kiến thức về PX ở lớp 12 gồm: phương pháp dạycủa GV, phương pháp học của HS, thực tế TBTN và phương pháp sử dụng TBTN trongdạy học các kiến thức về PX, các khó khăn t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: