Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Số trang: 28      Loại file: docx      Dung lượng: 58.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945" nhằm làm rõ quá trình phát triển; sự chuyển biến của kinh tế, văn hóa của vùng đất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sở đó, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN TRƯỜNG SƠNKINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬHÀ NỘI - 2024 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh 2. PGS.TS Phan Ngọc HuyềnPhản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh ĐứcPhản biện 2: PGS.TS Hà Thị Thu ThủyPhản biện 3: TS. Trần Xuân Trí Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà NộiCó thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Kinh tế, văn hóa là những vấn đề cơ bản gắn liền với tiến trình phát triển của mộtquốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là thước đo về trình độ văn minh. Sự khác biệt về kinh tế,văn hóa ở những giai đoạn khác nhau của một cộng đồng người trong lịch sử thường mangdấu ấn thời đại; phản ánh những đặc điểm hết sức đa dạng và phong phú. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam trên phạm vi một quốcgia, một địa phương, một khu vực ở các thời kỳ khác nhau đã trở thành mảng đề tài đượcnhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Đã có nhiều công trình đề cậpđến vấn đề này dưới những góc độ, dạng thức, phản ánh khác nhau trong một tập hợp côngtrình, một chuyên khảo, chuyên luận hay một luận văn, luận án... Cuối thế kỷ XIX, công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp hoàn thành vàViệt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp cho đến năm 1945. Trong suốt thời kỳthuộc địa thì kinh tế, văn hóa có nhiều biến đổi do xuất hiện những yếu tố mới du nhập vào.Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương mà sự biến đổi đó có phầnđậm, nhạt khác nhau. Nếu như ở các trung tâm đô thị hay trung tâm kinh tế lớn thì sự biếnđổi rất rõ nét và sâu sắc; nhưng ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đất cổ thì sự biến đổicó phần chậm chạp hơn, và nhiều yếu tố truyền thống có xu hướng được bảo tồn khánguyên vẹn. Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (dưới thời Pháp thuộc có tên gọi là huyện Sơn Vi, saulà phủ Lâm Thao) là một vùng đất cổ. Có thể nói vùng đất này có bề dày lịch sử và mangtính chất trung tâm, phát triển nhất của tỉnh Phú Thọ từ xưa đến nay. Hiếm có một địa vựcnào có cả văn hóa Tiền - Sơ sử, đều là những di chỉ khảo cổ tiêu biểu, quan trọng mang tínhchất đại diện của đất nước như: Văn hóa Sơn Vi (thuộc hậu kỳ đá cũ), Văn hóa PhùngNguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau), Văn hóa Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồng thau)…; đây cũng làđịa bàn có nhiều liên quan đến Văn hóa Đông Sơn và vùng không gian trung tâm nhà nướcsơ khai đầu tiên mang tên Văn Lang thời Hùng Vương. Trong suốt thời kỳ quân chủ, đâycũng là khu vực phát triển nhất về các mặt của đất Phú Thọ xưa (gồm phần Thượng củađạo/trấn/tỉnh Sơn Tây, phần Hạ của đạo/trấn Hưng Hóa) so với các huyện khác của tỉnh. Vìvậy, các làng xã ở vùng đất Lâm Thao mang đậm nét lịch sử, văn hóa của nền văn minhsông Hồng với rất nhiều giá trị vật chất, tinh thần và những đặc trưng riêng của cư dân Việtcổ. Dưới thời Pháp thuộc, đất Sơn Vi - Lâm Thao cũng chịu sự tác động của những biến 4chuyển trong lịch sử dân tộc, đặt trong bối cảnh của thời kỳ thuộc địa, và các cuộc khai thácthuộc địa của thực dân Pháp. Từ những nghiên cứu về vùng đất Lâm Thao, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nétriêng biệt, đặc trưng về kinh tế, văn hoá của một vùng đất cổ ở khu vực trung du và miềnnúi phía Bắc. Vậy, những nét đặc trưng đó là gì? Dưới thời Pháp thuộc, với chính sách thuộcđịa của thực dân Pháp thì kinh tế và văn hóa của vùng đất này có sự phát triển, biến đổi rasao? Lý giải được những vấn đề trên không những sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh vềđời sống kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao nói chung, mà còn tạo cơ sở để nhận diệnnhững nét riêng biệt của một vùng đất cổ trong thời kì Pháp thuộc của tỉnh Phú Thọ nóiriêng và vùng trung du phía Bắc nói chung. Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh PhúThọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Luận án nhằm làm rõ quá trình phát triển; sự chuyển biến của kinh tế, văn hóa củavùng đất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sởđó, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa của huyện LâmThao trong thời kì này ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: