Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.17 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu: phân tích thực trạng của việc thực thi chính sách giao đất giao rừng trên địa bàn huyện A Lưới, phân tích hiệu quả của việc thực thi giao đất giao rừng đối với sinh kế của cộng đồng các tộc người ở huyện A Lưới, trên cơ sở phân tích thực trạng và hiệu quả của việc thực thi chính sách giao đất giao rừng đến sinh kế của người dân, để đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện đời sống cho người dân huyện A Lưới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên HuếĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNGNGUYỄN THỊ MỸ VÂNChính sách quản lý rừng và sinh kế bền vữngcho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núitỉnh Thừa Thiên HuếChuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vữngMã số: Chương trình đào tạo thí điểmTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNGHà Nội, 2013MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITừ xưa đến nay rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trường cũng như sự sống của con người. Tuynhiên, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa của Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã gây sức ép lên môi trường, khiến cho tài nguyênrừng của Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 15 năm từ 1976 đến 1990, ViệtNam đã mất hơn 2,6 triệu ha rừng, chiếm khoảng 24% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước [NguyễnQuang Tân và Thomas Sikor, 2012]. Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đã kéo theo nhiều hệ lụy không chỉvề vấn đề môi trường, mà còn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của hơn 25 triệu người dân Việt Nam, trong đóphần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạn chế sự suy thoái rừng vàquản lý bền vững hơn nguồn tài nguyên quý giá này. Trong đó, giao đất giao rừng (GĐGR) là một chínhsách lớn được thế giới đánh giá là một kỳ tích của Chính phủ Việt Nam trong quản lý rừng và có tác độngnhiều nhất đến sinh kế của người dân.Kết quả khảo sát tại các xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy kể từ khi triển khaichính sách Giao đất giao rừng (năm 2003) đến nay, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Việc thực thichính sách đã góp phần đem lại sự thành công về tỷ lệ tăng trưởng rừng, tạo điều kiện cho người dân có cơhội được tiếp cận với nhiều nguồn sinh kế mới, các dịch vụ xã hội cơ bản… Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngườidân cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như diện tích và chất lượng đất canh tác ngày càng suygiảm; tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận đất ngày càng gia tăng... Việc thiếu đất canh tác, thiếu việc làmvà bất bình đẳng trong tiếp cận đất dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, gia tăng đóinghèo và bất ổn xã hội ở các cộng đồng DTTS huyện A Lưới; các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồngđang bị xói mòn; tệ nạn xã hội nảy sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và sự phát triểnkinh tế, xã hội của địa phương.Thực trạng nêu trên cho thấy nhu cầu cấp thiết phải có một nghiên cứu về hiệu quả của việc thực thi chínhsách GĐGR liên quan đến sinh kế bền vững cho người dân ở huyện A Lưới, bởi mục tiêu mà Chính phủ đặtra đối với chính sách GĐGR là góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS và đây cũng là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu, đánh giá đểchỉ ra những ưu điểm và những khiếm khuyết trong quá trình thực thi chính sách là điều hết sức quan trọngđể từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn quá trình thực thi chính sách GĐGR và gópphần nâng cao đời sống cho người dân vùng núi huyện A Lưới nói riêng, và các vùng đồng bào DTTS ở ViệtNam nói chung.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUMục tiêu tổng quát của luận án là phân tích hiệu quả của việc thực thi chính sách GĐGR đối với sinh kế bềnvững của cộng đồng các tộc người ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.Mục tiêu cụ thể:(i) Phân tích thực trạng của việc thực thi chính sách GĐGR trên địa bàn huyện A Lưới.(ii) Phân tích hiệu quả của việc thực thi GĐGR đối với sinh kế của cộng đồng các tộc người ở huyện A Lưới.1(iii) Trên cơ sở phân tích thực trạng và hiệu quả của việc thực thi chính sách GĐGR đến sinh kế của ngườidân, để đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện đời sống cho người dân huyện A Lưới.3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách quản lý rừng (cụ thể là chính sách giao đất giao rừng) vàsinh kế bền vững của các tộc người ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.3.2. Khách thể nghiên cứuKhách thể nghiên cứu của luận án là cộng đồng bốn tộc người (Kinh, Cơ Tu, Tà Ôi và Pacoh) ở huyện ALưới và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương huyện A Lưới.3.3. Phạm vi nghiên cứuChính sách GĐGR được lựa chọn để phân tích hiệu quả của quá trình thực thi đối với sinh kế bền vững củangười dân huyện A Lưới.Luận án lựa chọn 6/21 xã của huyện A Lưới làm điểm khảo sát. Sinh kế của các hộ gia đình chủ yếu đượcphân tích trong quãng thời gian 10 năm (từ 2003 đến nay), vì đây là thời điểm huyện A Lưới thực hiện chínhsách GĐGR cho dân quản lý.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU- Chính sách GĐGR được triển khai ở huyện A Lưới như thế nào?- Việc thực thi chính sách GĐGR có thực sự đem lại hiệu quả đối với sinh kế cho người dân huyện A Lướihay không? Những bất cập trong quá trình thực thi?- Để đem lại sinh kế bền vững cho người dân ở huyện A Lưới, những nội dung nào của chính sách GĐGRcần được điều chỉnh?5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU- Việc thực thi chính sách GĐGR đã làm thay đổi các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình ở huyện A Lưới.- Quá trình thực thi chính sách GĐGR đã gây nên hiện tượng bất bình đẳng về cơ hội giữa các nhóm hộ trongcộng đồng.- Việc triển khai chính sách GĐGR đã ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của địa phươngCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀIỞ bất cứ nơi đâu trên trái đất, bất kể nước giàu hay nước nghèo, nước phát triển hay đang phát triển, rừngluôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và hệ sinh thái. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ khácnhau, nhu cầu sử dụng rừng của con người và các quy định liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng cũng hoàntoàn khác nhau. Từ xa xưa các nước như Trung Quốc, Ấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: