Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.29 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn lợn tại các cơ sở chăn nuôi, thông qua đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ sở chăn nuôi theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANGNGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCRA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9440301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thế ÂnPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Mạnh Khải Trường Đại học Khoa học tự nhiênPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương Trường Đại học Thủy lợiPhản biện 3: TS. Trần Anh Quân Trường Đại học Mỏ - Địa chấtLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:Học viện Nông nghiệp Việt NamVào hồi giờ, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường với lượng chất thải ngày càng gia tăng. Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một tháchthức lớn trong công tác quản lý môi trường ở hầu hết các địa phương. Trong quá trình giải quyếtvấn đề này, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường và cácquy định khắt khe hơn trong việc quản lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi chưacao và nhiều cơ sở chăn nuôi vẫn chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải một cách hiệu quả. Hà Nội mặc dù là thành phố thủ đô nhưng vẫn duy trì và phát triển ngành nông nghiệp,đặc biệt là chăn nuôi lợn tại các huyện ngoại thành. Theo số liệu thống kê (GSO, 2021), Hà Nộicó số lượng đàn lợn cao nhất ở miền Bắc và đứng thứ hai cả nước, chỉ sau Đồng Nai. Tuy nhiên,hoạt động chăn nuôi lợn với mật độ cao đã gây áp lực lớn cho công tác quản lý chất thải chănnuôi trên khu vực ngoại thành hà nội. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều cơ sởchăn nuôi vẫn chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp xử lý và sử dụng chất thải, dẫn đến ô nhiễmmôi trường xung quanh. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do ý thức và hành vicủa chủ cơ sở chăn nuôi chưa phù hợp với định hướng thực hành quản lý chất thải như mongđợi của cơ quan chức năng. Việc ra quyết định của các cơ sở chăn nuôi trong quản lý chất thải phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, bao gồm nhận thức về lợi ích tiềm năng của các biện pháp quản lý, điều kiện sản xuấtvà ý thức về trách nhiệm xã hội. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng thuyết hành vi dựđịnh (TPB), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình tác tố (ABM) để tìm hiểu và đánhgiá về việc ra quyết định, nhằm đề xuất chính sách và qui định phù hợp để giảm thiểu tác độngtiêu cực của chất thải chăn nuôi lên môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng những tiếp cận và môhình nêu trên vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam và chưa được áp dụng tại khu vực nghiên cứu.Nghiên cứu này được thực hiện để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hành vi quản lý môi trường cấp cộng đồng trong điều kiện của Việt Nam, nhằmbảo vệ môi trường một cách hiệu quả và bền vững.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được triển khai nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quảnlý chất thải chăn lợn tại các cơ sở chăn nuôi, thông qua đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằmthúc đẩy quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ sở chăn nuôi theo hướng bảovệ môi trường và phát triển bền vững.1.2.2. Mục tiêu cụ thể(1) Phân tích được bối cảnh thực tế của của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu. 1(2) Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định thực hiện hành vi quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi.(3) Mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn bằng mô hình đa tác tố phục vụ phân tích tác động của chính sách quản lý môi trường.(4) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi quản lý chất thải rắn và lỏng thông thường (không bao gồm chất thải nguy hại) củacác cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động quản lý được phân tích vớicác nhóm giải pháp chính là xử lý và sử dụng, được xác định theo khoản 8 Điều 3 Nghị định08/2022/NĐ-CP của chính phủ về qui định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 12/2019, sử dụng các số liệuvề công tác chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội từ năm 2019-2023.Số liệu điều tra phỏng vấn của đề tài được thu thập vào năm 2022. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạtđộng điều tra phỏng vấn được thực hiện tại ba huyện: Gia Lâm, Thị xã Sơn Tây và Ba Vì.1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và hoàn thiện mô hình trên cơ sở áp dụngthuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và sự kết hợp của các kỹ thuật phân tích trong mô hìnhcấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình tác tố (ABM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quátrình ra quyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: