Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.21 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu luận án là làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước. Đưa ra cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước thông qua nghiên cứu thử nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Cà Mau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt NamĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG----------Kim Thị Thúy NgọcNGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁIVÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒNĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAMCHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGMÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂMTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNGHÀ NỘI, NĂM 2014Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tàinguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh2. TS. Hoàng Văn ThắngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmluận án tiến sĩHọp tại:Vào hồigiờngàythángnămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGH1. LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨUTheo định nghĩa của Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niênkỷ [Millennium Ecosystem Assessment, 2005, p. v] “Những lợi íchcon người đạt được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấpnhư thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạnhán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng;và các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợiích phi vật chất khác”.Giống như bất kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngậpnước (ĐNN) có 4 chức năng cơ bản: chức năng cung cấp, chức năngđiều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ. Ở Việt Nam, đấtngập nước có diện tích ước tính hơn 10 triệu hecta. Đất ngập nướcViệt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng như nạp và tiết nướcngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa khí hậu, sản xuất sinh khối, hạnchế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, lànơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong 15 nămqua, đất ngập nước Việt Nam bị suy giảm cả về diện tích và chấtlượng.Theo Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc [2010],“lồng ghép một cách hệ thống đa dạng sinh học trong các quá trìnhphát triển được gọi là lồng ghép đa dạng sinh học”. Mục tiêu tổngthể của lồng ghép đa dạng sinh học (ĐDSH) là đưa các nguyên tắcvề đa dạng sinh học vào trong tất cả các giai đoạn của quy trình xâydựng các chính sách, kế hoạch, chương trình và chu trình dự án. Mộtmục tiêu khác của lồng ghép đa dạng sinh học là hỗ trợ giảm các ảnhhưởng bất lợi mà các ngành sản xuất gây ra đối với đa dạng sinh học,và nêu rõ sự đóng góp của ĐDSH với phát triển kinh tế và phúc lợicon người.1Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảotốn đất ngập nước có thể tạo ra các cơ hội nhằm khai thác tốt hơn vàduy trì các lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước, xâydựng các chiến lược quản lý và bảo tồn đất ngập nước hiệu quả vàtránh chi phí liên quan đến sự mất mát của đa dạng sinh học và cácdịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước mang lại. Vì những lý do đó,tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việclồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồnđất ngập nước ở Việt Nam” nhằm hỗ trợ quản lý và bảo tồn đất ngậpnước ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN- Làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đấtngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước.- Đưa ra cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái củađất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước thôngqua nghiên cứu thử nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái củarừng ngập mặn tại Cà Mau.- Đề xuất cách tiếp cận để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vàocông tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam.3. PHẠM VI CỦA LUẬN ÁN- Phạm vi về học thuật: Luận án tập trung vào nghiên cứu cơsở lý luận về lồng ghép dịch vụ HST đất ngập nước vào công tácquản lý và bảo tồn ĐNN.- Phạm vi về lãnh thổ: Nghiên cứu thử nghiệm được áp dụngcho RNM tỉnh Cà Mau, đặc trưng cho hệ sinh thái ĐNN ven biển vớitính ĐDSH cao.- Phạm vi về thời gian: Mặc dù nghiên cứu được triển khaitrong năm 2011-2014, nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu2nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong nhiều năm, trong đó cácbáo cáo thứ cấp tại khu vực nghiên cứu có thời gian từ 2005-2011.4. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁNÝ nghĩa lý luận của luận án:Luận án sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụhệ sinh thái của đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đấtngập nước ở Việt Nam.Ý nghĩa thực tiễn của luận ánKết quả nghiên cứu của luận án sẽ hỗ trợ cơ quan hoạch địnhchính sách ở trung ương và địa phương lồng ghép dịch vụ hệ sinhthái vào các công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước, góp phầnquản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh tháicủa đất ngập nước.CHƯƠNG I: TỔNG QUAN1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước1.1.1. Dịch vụ hệ sinh thái: Định nghĩa và các loại hìnhNăm 1977, Westman xuất bản tạp chí khoa học xem xét mốiliên quan giữa các hệ thống sinh thái và sinh kế với tiêu đề “Các dịchvụ thiên nhiên giá bao nhiêu?”. Westman [1977] và Ehrlich [1981],sau đó đưa ra khái niệm “các dịch vụ hệ sinh thái” và các nhà sinhthái học trong những thập kỷ tiếp theo tiếp tục mở rộng khái niệmcủa các hệ sinh thái như là các hệ thống hỗ trợ cuộc sống, nguồncung cấp các dịch vụ hệ sinh thái và các lợi ích kinh tế [Ehrlich andMooney, 1983; De Groot, 1987, 1992; Odum, 1989; Folke et al.,1991]. Đồng thời các nhà kinh tế cũng bắt đầu viết về các chức năngvà dịch vụ của hệ sinh thái giai đoạn này [Hueting, 1980; Pearce,1989]. Tuy nhiên, chỉ đến cuối những năm 1990, khái niệm này bắtđầu thu hút sự chú ý rộng rãi với các xuất bản của Costanza và cs.3 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt NamĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG----------Kim Thị Thúy NgọcNGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁIVÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒNĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAMCHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGMÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂMTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNGHÀ NỘI, NĂM 2014Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tàinguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh2. TS. Hoàng Văn ThắngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmluận án tiến sĩHọp tại:Vào hồigiờngàythángnămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGH1. LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨUTheo định nghĩa của Báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niênkỷ [Millennium Ecosystem Assessment, 2005, p. v] “Những lợi íchcon người đạt được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấpnhư thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạnhán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng;và các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợiích phi vật chất khác”.Giống như bất kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngậpnước (ĐNN) có 4 chức năng cơ bản: chức năng cung cấp, chức năngđiều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ. Ở Việt Nam, đấtngập nước có diện tích ước tính hơn 10 triệu hecta. Đất ngập nướcViệt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng như nạp và tiết nướcngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa khí hậu, sản xuất sinh khối, hạnchế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, lànơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong 15 nămqua, đất ngập nước Việt Nam bị suy giảm cả về diện tích và chấtlượng.Theo Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc [2010],“lồng ghép một cách hệ thống đa dạng sinh học trong các quá trìnhphát triển được gọi là lồng ghép đa dạng sinh học”. Mục tiêu tổngthể của lồng ghép đa dạng sinh học (ĐDSH) là đưa các nguyên tắcvề đa dạng sinh học vào trong tất cả các giai đoạn của quy trình xâydựng các chính sách, kế hoạch, chương trình và chu trình dự án. Mộtmục tiêu khác của lồng ghép đa dạng sinh học là hỗ trợ giảm các ảnhhưởng bất lợi mà các ngành sản xuất gây ra đối với đa dạng sinh học,và nêu rõ sự đóng góp của ĐDSH với phát triển kinh tế và phúc lợicon người.1Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảotốn đất ngập nước có thể tạo ra các cơ hội nhằm khai thác tốt hơn vàduy trì các lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước, xâydựng các chiến lược quản lý và bảo tồn đất ngập nước hiệu quả vàtránh chi phí liên quan đến sự mất mát của đa dạng sinh học và cácdịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước mang lại. Vì những lý do đó,tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việclồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồnđất ngập nước ở Việt Nam” nhằm hỗ trợ quản lý và bảo tồn đất ngậpnước ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN- Làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đấtngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước.- Đưa ra cơ sở thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái củađất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước thôngqua nghiên cứu thử nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái củarừng ngập mặn tại Cà Mau.- Đề xuất cách tiếp cận để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vàocông tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam.3. PHẠM VI CỦA LUẬN ÁN- Phạm vi về học thuật: Luận án tập trung vào nghiên cứu cơsở lý luận về lồng ghép dịch vụ HST đất ngập nước vào công tácquản lý và bảo tồn ĐNN.- Phạm vi về lãnh thổ: Nghiên cứu thử nghiệm được áp dụngcho RNM tỉnh Cà Mau, đặc trưng cho hệ sinh thái ĐNN ven biển vớitính ĐDSH cao.- Phạm vi về thời gian: Mặc dù nghiên cứu được triển khaitrong năm 2011-2014, nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu2nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong nhiều năm, trong đó cácbáo cáo thứ cấp tại khu vực nghiên cứu có thời gian từ 2005-2011.4. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁNÝ nghĩa lý luận của luận án:Luận án sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụhệ sinh thái của đất ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đấtngập nước ở Việt Nam.Ý nghĩa thực tiễn của luận ánKết quả nghiên cứu của luận án sẽ hỗ trợ cơ quan hoạch địnhchính sách ở trung ương và địa phương lồng ghép dịch vụ hệ sinhthái vào các công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước, góp phầnquản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh tháicủa đất ngập nước.CHƯƠNG I: TỔNG QUAN1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước1.1.1. Dịch vụ hệ sinh thái: Định nghĩa và các loại hìnhNăm 1977, Westman xuất bản tạp chí khoa học xem xét mốiliên quan giữa các hệ thống sinh thái và sinh kế với tiêu đề “Các dịchvụ thiên nhiên giá bao nhiêu?”. Westman [1977] và Ehrlich [1981],sau đó đưa ra khái niệm “các dịch vụ hệ sinh thái” và các nhà sinhthái học trong những thập kỷ tiếp theo tiếp tục mở rộng khái niệmcủa các hệ sinh thái như là các hệ thống hỗ trợ cuộc sống, nguồncung cấp các dịch vụ hệ sinh thái và các lợi ích kinh tế [Ehrlich andMooney, 1983; De Groot, 1987, 1992; Odum, 1989; Folke et al.,1991]. Đồng thời các nhà kinh tế cũng bắt đầu viết về các chức năngvà dịch vụ của hệ sinh thái giai đoạn này [Hueting, 1980; Pearce,1989]. Tuy nhiên, chỉ đến cuối những năm 1990, khái niệm này bắtđầu thu hút sự chú ý rộng rãi với các xuất bản của Costanza và cs.3 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường Dịch vụ hệ sinh thái Công tác quản lý đất ngập nước Bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam Đất ngập nước Hệ sinh thái của rừng ngập mặnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bước đầu tổng quan dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Việt Nam
10 trang 37 0 0 -
49 trang 25 0 0
-
Bài giảng về Định giá kinh tế đất ngập nước
77 trang 24 0 0 -
5 trang 24 0 0
-
27 trang 22 0 0
-
Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Đông Bắc Việt Nam
15 trang 22 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
28 trang 22 0 0
-
Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước Vườn quốc gia Côn Đảo
8 trang 22 0 0 -
26 trang 21 0 0