Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc trong xử lý và tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh

Số trang: 29      Loại file: docx      Dung lượng: 2.17 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc trong xử lý và tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá được hiện trạng về chất lượng nước thải HLMT và công nghệ xử lý nước thải tại các mỏ than hầm lò tại Quảng Ninh; Nghiên cứu hoàn thiện được quá trình tiền xử lý, tính toán công nghệ bổ trợ làm tăng hiệu quả của quá trình lắng như (Keo tụ - Lắng - Lọc - Lọc nâng cao) để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo QCVN 40:2011 BTNMT-A nhằm mục đích tái sử dụng cho sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc trong xử lý và tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG XUÂN THƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆMÀNG LỌC TRONG XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI HẦM LÒ MỎ THAN TẠI QUẢNG NINH Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 944 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2023 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái NguyênNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Lan 2. GS.TS. Trần Đức HạPhản biện 1:……………………………………………Phản biện 2:……………………………………………Phản biện 3:…………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia- Trung tâm Số - Đại học Thái Nguyên- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Đặng Xuân Thường, Đỗ Thị Lan (2022), Nghiên cứu, đánh giá giá hiện trạng chất lượng nước thải của một số mỏ than hầm lò khu vực tỉnh Quảng Ninh, Tạp trí tài Nguyên Môi trường - Bộ TNMT số 10 (384) tháng 5/2022, tr 39 - 41.2. Đặng Xuân Thường, Đỗ Thị Lan (2022), Nghiên cứu xử lý tiếp tục nước thải hầm lò mỏ than bằng công nghệ lọc màng để cấp nước cho sinh hoạt tại mỏ than Hà Lầm, mỏ than 790 ở Quảng Ninh, Tạp trí tài Nguyên Môi trường - Bộ TNMT số 11 tháng 6, tr 38 - 40.3. Đặng Xuân Thường, Đỗ Thị Lan (2022), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc Nano cho việc tái sử dụng nước thải hầm lò mỏ than bị nhiễm mặn tại Quảng Ninh, Tạp trí Cấp Thoát Nước - Bộ Xây Dựng số tháng 6, tr 23-27.4 MỞ ĐẦU Công nghiệp khai thác than và khoáng sản là một trong nhữngngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do khai thác than nên hậu quả ô nhiễm môi trường đặc biệt là ônhiễm môi trường nước là rất nặng nề. Nước thải hầm lò khai thác thancó hàm lượng cặn lơ lửng cao, pH thấp và bị ô nhiễm bởi một số kimloại nặng như Fe, Mn, Cd, Pb, As,… không đảm bảo tiêu chuẩn xả ramôi trường bên ngoài và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Tập trung khắc phục, xử lý các nguồn nước gây ô nhiễm, cảithiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu vực HLMT là rất cấpthiết. Đồng thời với mục đích tiết kiệm tài nguyên, giải quyết việcthiếu nước sinh hoạt và sản xuất tại các HLMT bằng biện pháp tái sửdụng lại nước thải sau xử lý để tắm rửa, giặt giũ, tưới cây trồng hoànthổ, dập bụi, phun sương, bổ cập nước ngầm,… là rất hợp lý và lànhu cầu cấp bách hiện nay. Trong ngành sản xuất than chưa có những công trình nghiêncứu mang tính chất tổng thể trong lĩnh vực XLNT, đặc biệt là tái sửdụng cho mục đích cấp nước sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước sửdụng trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của công nhân chủ yếu muatừ hệ thống cấp nước sạch của khu vực. Hiện nay trên Thế Giới, công nghệ lọc màng đang là một trongnhững hướng được tập trung nghiên cứu, triển khai ứng dụng và pháttriển thành các loại sản phẩm thiết bị công nghiệp có quy mô cũngnhư khả năng áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trongcông nghệ xử lý môi trường (nước cấp, nước thải sinh hoạt và côngnghiệp, xử lý chất thải, các yếu tố độc hại, kim loại nặng...). Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Nghiêncứu ứng dụng công nghệ màng lọc trong xử lý và tái sử dụng nướcthải hầm lò mỏ than tại Quảng Ninh. Từ đó nâng cao quá trìnhquản lý, sử dụnghiệu quả và bền vững nguồn nước thải trong ngànhkhai thác than ở nước ta, phù hợp với Chiến lược phát triển theo quyhoạch ngành than đến năm 2025 có xét triển vọng đến năm 2035;Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; Kế hoạch quốc gia kiểmsoát ô nhiễm môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,2040theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 12 tháng 12 năm 2005, Nghị định của Chính phủ số 80/2014/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2014 về thoát nước và xử lý nước thải vàcác văn bản pháp lý khác.5 Do khai thác xuống sâu nên nước thải mỏ than hầm lò ngoàicácđặc điểm có tính axít, chứahàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), Fe,Mn vàcác chất ô nhiễm khác khá cao, thì hiện tượngô nhiễmCloruado xâm thực mặn là vấnđề nan giải. Trong luận án này, nghiên cứu sinh (NCS) đã tập trung tìmhiểu các công nghệ XLNT hầm lò đang áp dụng cho ngành than;nghiên cứu hoàn thiện quá trình xử lýBậc 1 (Keo tụ - Lắng - Lọc -Lọc nâng cao) đảm bảo nước sau xử lý đạt nguồn xả loại A theoQCVN 40: 2011 BTNMT để có thể tái sử dụng cho các mục đích sảnxuất như: Phun chống bụi mặt bằng sân công nghiệp, phun sương,dập bụi trong đường lò, tưới cây hoàn thổ… ổn định chất lượng nướcđầu vào cho các quá trình xử lý tiếp theo; Tác giả tiến hành nghiêncứu xử lý tiếp tục nước thải HLMT bằng công nghệ lọc màng Vi lọc(Microfiltration-MF) và màng lọc Nano (Nanofiltration-NF) để đảmbảo yêu cầu, khử mặn và các kim loại nặng khác còn tồn dư, đạt tiêuchuẩn cấp nước cho sinh hoạt đạt chất lượng nước theo QCVN01:2009/BYT.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Các mục tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm: - Đánh giá được hiện trạng về chất lượng nước thải HLMT vàcông nghệ xử lý nước thải tại các mỏ than hầm lò tại Quảng Ninh. -Nghiên cứu hoàn thiện được quá trình tiền xử lý, tính toáncông nghệ bổ trợ làm tăng hiệu quả của quá trình lắng như (Keo tụ -Lắng - Lọc - Lọc nâng cao) để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩnA theo QCVN 40:2011 BTNMT-A nhằm mục đích tái sử dụng chosản xuất, Tiếp tục xử lý nâng cao bằng công nghệ màng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: